Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chỉ số đào tạo lao động

Lê Nam - Anh Quân 26/08/2023 15:24

Lạng Sơn là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, tuy nhiên trong những năm qua công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã dần được nâng cao.

Cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể các cấp của tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện sát sao việc đào tạo nghề nghiệp cho người lao động theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 Việc đa dạng hóa ngành nghề đào tạo giúp công tác tuyển sinh đào tạo nghề trên địa bàn hiệu quả hơn. (Ảnh TTXVN)).

Việc đa dạng hóa ngành nghề đào tạo giúp công tác tuyển sinh đào tạo nghề trên địa bàn hiệu quả hơn. (Ảnh TTXVN).

Với mục tiêu là cần phải tạo sự đột phá về chất lượng đào tạo GDNN, đặc biệt là đào tạo chất lượng cao, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phân bố chỉ tiêu cho các cơ sở GDNN và các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh thực hiện. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 là nâng cao chất lượng GDNN, phấn đấu tăng chi tiêu đào tạo GDNN trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh đạt 13.500 người, vượt 3% so với chi tiêu đề ra năm 2023.

Đẩy mạnh hợp tác 3 bên

Ông Phạm Đức Huân, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Lạng Sơn cho biết, đào tạo lao động đang là vấn đề được các doanh nghiệp, nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, do đó, Sở chỉ đạo các cơ sở GDNN thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề hiệu quả; tăng cường công tác liên kết đào tạo với các cơ sở GDNN có chất lượng cao trong và ngoài nước; Thực hiện đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường lao động.

Cụ thể, Sở chỉ đạo các cơ sở GDNN đã chủ động đẩy mạnh việc hợp tác 3 bên: Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp trong công tác đào tạo và giải quyết việc làm sau đào tạo. Đa dạng hóa các hình thức hợp tác như: tổ chức ký kết đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp; liên kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp; hợp tác cho học sinh, sinh viên vừa học tại cơ sở GDNN vừa làm tại doanh nghiệp; doanh nghiệp tham gia vào việc xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy và đánh giá kỹ năng nghề của học sinh, sinh viên các cơ sở GDNN khi tốt nghiệp…

Hàng năm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với một số cơ quan đơn vị và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh tổ chức Hội nghị GDNN gắn với Giải quyết việc làm, qua đó đẩy mạnh việc hợp tác 3 bên Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp trong công tác đào tạo và giải quyết việc làm sau đào tạo; Phối hợp với một số Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức “Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, Giới thiệu việc làm” tại các huyện, thành phố. Qua đó, đã cung cấp được kịp thời thông tin thị trường lao động trong và ngoài nước, thông tin về việc làm, đào tạo nghề, chính sách bảo hiểm cho người lao động và người sử dụng lao động; kết nối cung - cầu lao động...

 Năm 2023, tỉnh Lạng Sơn đặt mục tiêu tạo việc làm mới cho trên 17.000 lao động; Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62%.

Năm 2023, tỉnh Lạng Sơn đặt mục tiêu tạo việc làm mới cho trên 17.000 lao động; Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62%.

Bốn nhóm giải pháp trọng tâm

Theo kết quả đánh giá Chỉ số PCI năm 2022 do VCCI công bố, Chỉ số đào tạo lao động tỉnh Lạng Sơn đạt 5,94 điểm (tăng 0,11 điểm so với năm 2021), xếp hạng 18/63 tỉnh, thành phố cả nước (tăng 12 bậc).

Để tiếp tục cải thiện Chỉ số đào tạo lao động, ngành LĐ-TB&XH chú trọng vào một số nhiệm vụ trọng tâm:

Thứ nhất, tiếp tục phối hợp với Hiệp hội DN tổ chức Hội nghị GDNN gắn với giải quyết việc làm. Ngoài ra, cơ sở đào tạo tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp hội tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.

Thứ hai, tăng cường chỉ đạo các cơ sở GDNN, cơ sở hoạt động GDNN phối hợp với doanh nghiệp rà soát chỉnh sửa chương trình đào tạo, giáo trình tài liệu giảng dạy để kịp thời cập nhập những công nghệ mới đáp ứng nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp.

Thứ ba, đẩy mạnh hỗ trợ doanh trong công tác tuyển dụng. Có chính sách hỗ trợ đào tạo cho lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, qua đó giúp lao động nâng cao tay nghề, ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiếp đáp ứng với sự phát triển.

Thứ tư, chú trọng đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của các cơ sở GDNN để phù hợp với công nghệ sản xuất thực tế tại doanh nghiệp, góp phần giảm khoảng cách về công nghệ giữa nhà trường với doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ sở đào tạo phải thường xuyên cử nhà giáo, học sinh, sinh viên tham gia thực tập tại doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Lạng Sơn: Cải thiện môi trường đầu tư cần đi vào thực chất hỗ trợ doanh nghiệp

    Lạng Sơn: Cải thiện môi trường đầu tư cần đi vào thực chất hỗ trợ doanh nghiệp

    20:25, 19/05/2023

  • Kết nối, hợp tác bền vững giữa các doanh nghiệp với tỉnh Lạng Sơn

    Kết nối, hợp tác bền vững giữa các doanh nghiệp với tỉnh Lạng Sơn

    00:54, 25/04/2023

  • Tạo hệ sinh thái kinh tế vững chắc cho Lạng Sơn

    Tạo hệ sinh thái kinh tế vững chắc cho Lạng Sơn

    02:00, 02/03/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chỉ số đào tạo lao động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO