Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng, hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh phải đi đôi với cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Các cấp, các ngành của tỉnh phải coi đây là nhiệm vụ hàng đầu. Qua đó niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp được củng cố, yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mới.
Phát huy vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, chúng tôi đang thực hiện hai nhiệm vụ chính, quan trọng. Thứ nhất là đầu mối đánh giá DDCI. Thứ hai là luôn quan tâm, nắm bắt, hỗ trợ, đào tạo hội viên. Hiệp hội đã cụ thể hóa bằng hành động, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp theo ngành, Chi hội như: dịch vụ, xây dựng, thương mại… đảm bảo tinh thần đoàn kết, liên kết cùng phát triển.
Thông qua kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban ngành và địa phương, đến nay đã có nhiều cơ quan (Sở TNMT, Công an tỉnh, Ngân hàng, UBND Thành phố Lạng Sơn, huyện Cao Lộc…) đã có những cuộc gặp mặt doanh nghiệp để đối thoại, tháo gỡ khó khăn; lắng nghe doanh nghiệp hiến kế cải thiện môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều cơ quan chưa thật sự quan tâm đến việc cải thiện các chỉ số thành phần của DDCI. Chúng ta phải hiểu rõ, DDCI là mắt xích quan trọng để PCI lên nhóm Khá như kỳ vọng.
Trong thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, đứt gãy chuỗi cung ứng, khách hàng. Doanh nghiệp kỳ vọng Vacxin COVID sẽ là cầu nối lại sản xuất, kinh doanh và đầu tư trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh tiếp tục đồng hành, các ngành, địa phương vào cuộc thì doanh nghiệp sẽ có thêm “ô xy” để vượt qua khó khăn; các doanh nghiệp cần phát huy nội lực, chủ động để đảm bảo sản xuất, thích ứng với mọi khó khăn, trở ngại.
Du lịch Lạng Sơn mấy năm gần đây đã có sự phát triển rõ nét hơn khi hệ thống hạ tầng được quan tâm đầu tư. Nhờ đó, tỉnh thu hút được nguồn khách lữ hành lớn theo cung đường Tây Bắc sang Đông Bắc.
Đặc biệt, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII xác định sẽ tập trung phát triển ngành du lịch, phấn đấu đến năm 2025 du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là 1 trong 4 trụ cột chính mà Lạng Sơn sẽ hướng đến trong giai đoạn tiếp theo. Qua đó, các doanh nghiệp đã và đang đầu tư sẽ tin tưởng và yên tâm hơn về cơ hội phát triển trong giai đoạn tới.
Trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19, từ tháng 6/2020 đến nay, nhờ sự kích cầu của Chính phủ; sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh, ngành du lịch cùng sự nhạy bén của Tập đoàn, Mường Thanh đã tiên phong trong các khách sạn trên địa bàn đón hơn 2000 khách chuyên gia nhập cảnh vào Việt Nam. Hiện, khách sạn đang duy trì 141 phòng phục vụ riêng cho đoàn chuyên gia cách ly tại đây.
Chúng tôi đánh giá cao sự nỗ lực của tỉnh Lạng Sơn và Quảng Đông (Trung Quốc) vì đã phối hợp, làm rất tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Nhờ đó, chúng tôi nhận thấy được “trong nguy có cơ”, trong thời điểm khó khăn chung nhưng khách sạn vẫn đảm bảo được doanh thu và việc làm ổn định cho người lao động.
Lạng Sơn ngày càng mở ra cơ hội đầu tư, phát triển cho các doanh nghiệp khi mà hạ tầng đang tiếp tục được quan tâm đầu tư, hoàn thiện; nhiều chính sách hấp dẫn đầu tư. Hiện nay, cả hệ thống Chính trị tỉnh Lạng Sơn đang vào cuộc để thực hiện dự án Khu công nghiệp Hữu Lũng. Chúng tôi hy vọng Lạng Sơn sẽ có bước đột phá mới khi có thêm khu công nghiệp để kéo theo các ngành phụ trợ, đặc biệt là hệ thống hậu cần logictics; các doanh nghiệp nhóm ngành hàng FDI thì lĩnh vực xuất nhập khẩu qua cửa khẩu sẽ có tốc độ tăng trưởng rất lớn.
Cùng với đó, hiện nay tốc độ phát triển của Cửa khẩu Hữu Nghị khá nhanh. Nếu nhứ năm 2019 có khoảng 320 nghìn lượt xe thì năm 2020 có đến 450 nghìn lượt xe.
Đón đầu cơ hội đó, Công ty đã mạnh dạn xây dựng đề án bãi đỗ xe và khu thương mại dịch vụ II Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Cao Lộc) quy mô 25ha. Hiện, công ty đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vào việc xây dựng và đưa vào vận hành hơn 17ha bến bãi và các hạng mục khác để vụ phục vụ XNK tại Cửa khẩu Hữu Nghị. (8,3ha đang vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng, cần được các cơ quan chức năng hỗ trợ). Ngoài ra, chúng tôi đang xây dựng đề án mở rộng thêm 100ha để mở rộng khu bến, bãi. Đề án sé góp phần nâng tầm Cửa khẩu Hữu Nghị, hướng tới mục tiêu trở thành cửa khẩu kiểu mẫu. Hiện tại, công suất bến bãi tại Cửa khẩu Hữu Nghị cao điểm có thể phục vụ cho khoảng 2.000 lượt phương tiện tập kết, sang tải khoảng từ 20.000-25.000 tấn hàng hóa/ngày, năng lực đã tăng gấp đôi so với công suất thiết kế ban đầu.
Với định hướng phát triển theo hướng hài hoà lợi ích của cả hai bên, Xuân Cương sẽ tiếp tục đồng hành cùng tỉnh trong công tác an sinh xã hội tại địa phương. Vừa qua, công ty đã ủng hộ 700 Triệu trong công tác phòng, chống dịch.
Từ tháng 8/2018 đến nay, gạch không nung tiêu thụ khá chậm. Công ty đã đầu tư thêm dây chuyền cột điện duy tâm để đảm bảo sản xuất, kinh doanh; tham gia thực hiện các dự án giao thông nông thôn…
Hiện nay, trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn, thách thức: Nhu cầu thị trường về vật liệu xây dựng giảm mạnh; cạnh tranh trên thị thường rất lớn; tác động của dịch bệnh COVID-19; các dự án xây dựng đường nông thôn mới gặp nhiều khó khăn về địa lý, mặt bằng…
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo huyện cùng các ban, ngành đã giúp Công ty giải quyết kịp thời và giảm bớt khó khăn. Cụ thể, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện thực hiện tốt việc hướng dẫn và giúp đỡ giải quyết hồ sơ thanh, quyết toán các đề án 109 kịp thời. Phòng Tài chính huyện đã nhập nguồn vốn kịp thời cho các dự án và bố trí giải ngân vốn các dự án đúng, đủ. Chi Cục Thuế kịp thời triển khai, hướng dẫn các văn bản mới ban hành. Ngân hàng sẻ chia và đồng hành cùng doanh nghiệp… Đặc biệt, lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện đã có những hành động đồng hành cùng doanh nghiệp trong những giai đoạn khó khăn.
Nhờ đó, công ty đã giảm bớt khó khăn và tạo được việc làm ổn định cho gần 150 lao động, đảm bảo duy trì thu nhập bình quân cho lao động từ 6 triệu/người/tháng. Qua đây, doanh nghiệp cảm nhận được môi trường đầu tư trong tỉnh đã cải thiện rất nhiều, đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và phát triển lâu dài tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm