Lãnh đạo “ứng biến” để thích nghi với môi trường kinh doanh mới

PHƯƠNG NHI 15/04/2021 13:00

Chưa bao giờ, doanh nghiệp Việt Nam đối diện với nhiều khó khăn chồng chất bởi đại dịch Covid và thiên tai dồn dập như trong 2 năm vừa qua.

Để doanh nghiệp “sống sót, tồn tại” thì Chủ doanh nghiệp phải ứng biến linh hoạt, xoay chuyển, cũng cố nội lực, biến nguy thành cơ, cập nhật xu hướng công nghệ, thay đổi một cách sáng tạo…để thích nghi với môi trường kinh doanh mới. Đó là nội dung được các chuyên gia, các Chủ doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ nhiều nhất tại Diễn đàn “ Lãnh đạo tạo đột phá - Ứng biến để vươn mình” do Hội Nữ Doanh Nhân TP. HCM (Hawee) vừa tổ chức tại TP.HCM đã thu hàng trăm doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế, các Ban Ngành tham dự.

Diễn đàn “ Lãnh đạo tạo đột phá - Ứng biến để vươn mình” do Hội Nữ Doanh Nhân TP. HCM (Hawee)

Các diễn giả chia sẻ tại Diễn đàn “ Lãnh đạo tạo đột phá - Ứng biến để vươn mình”

“Cùng tắc biến, biến tắc thông”

Vượt qua những mất mát và thách thức trên quy mô sâu rộng, bắt buộc các quốc gia trên toàn thế giới đồng loạt thay đổi mạnh mẽ từ bên trong. Đối với một số quốc gia và ngành công nghiệp, biến cố này khiến họ quay về trạng thái sống còn, trở về vạch xuất phát. Nhưng đối với một số quốc gia và ngành công nghiệp khác, biến cố này mở ra cơ hội chuyển mình để đi lên cùng xu thế và nhận thức mới toàn thể. Việt Nam là một quốc gia may mắn khi đã rất thành công trong việc kiểm soát đại dịch và duy trì các hoạt động kinh tế-xã hội hiệu quả sau đại dịch. Là 1 trong 3 quốc gia có mức tăng trưởng GDP dương năm 2020, và Top 3 quốc gia có mức tăng trưởng GDP cao nhất năm 2021.

“Năm 2020 là năm thành công vượt bậc, khẳng định sự tăng trưởng bản lĩnh của Việt Nam. Trong thành công chung đó, có vai trò quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam với gần 27% là doanh nghiệp do nữ làm chủ, đóng góp trên 30% GDP. Thành tích này đã góp phần đưa Việt Nam là quốc gia đứng thứ 6 trong các quốc gia có tỉ lệ nữ doanh nhân nhất cao nhất và là đại diện châu Á duy nhất có mặt trong Top 10 quốc gia có tỉ lệ cao doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo”, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa cho biết.

Cũng theo thông tin khảo sát mới nhất từ Hawee cho biết: Khảo sát thực tế tại doanh nghiệp, cứ trên 100 doanh nghiệp của Hawee thì tỉ lệ doanh nghiệp duy trì và tăng trưởng năm 2020 so với năm 2019 đạt 54%; Có 46% doanh nghiệp có "phản ứng tốt" với Covid. Những doanh nghiệp duy trì, phát triển đã có những cách tiếp cận, hoạt động nhanh, ứng biến với đại dịch Covid…

Theo chia sẻ của các Chủ doanh nghiệp, các doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt là tại các doanh nghiệp đó có ứng biến tốt, các lãnh đạo đã tập trung tạo năng lượng tích cực trong tổ chức, niềm tin đối với nhân viên, khách hàng; trao quyền cho cấp dưới và khơi gợi tinh thần, trách nhiệm của nhân viên nhiều hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp đã sáng tạo, linh động để cho ra đời những sản phẩm mới có giá thành rẻ, tiếp kiệm phù hợp với khách hàng. Bên cạnh đó, tìm cách mở rộng thị trường, tái kiến thiết văn hóa doanh nghiệp theo xu hướng linh hoạt, tinh gọn hơn, đặt tính hiệu quả lên hàng đầu…

“Từ đây đến ba năm nữa tôi hy vọng các chủ doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào nâng cao năng lực lãnh đạo, phát triển nội lực tổ chức thì sẽ có nhiều cơ hội đón đầu xu hướng phát triển mới, dẫn dắt tổ chức vượt thách thức để tồn tại” – bà Tiêu Yến Trinh, CEO Talentnet, Phó Chủ tịch Hawee - một trong những diễn giả của chương trình nhấn mạnh.

bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch HĐQT Công ty PNJ, Chủ tịch Hawee

Bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch HĐQT Công ty PNJ, Chủ tịch Hawee chia sẻ tại Diển đàn 

Chia sẻ tại Diễn đàn, bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch HĐQT Công ty PNJ, Chủ tịch Hawee cho biết” “Chúng tôi đã thực hiện những khảo sát từ thực tiễn doanh nghiệp, xem họ chuyển mình như thế nào để ứng biến phù hợp, từ đó xây dựng một mô hình ứng biến riêng cho Hawee và cho diễn đàn. Tôi hy vọng, các doanh nhân, người quản lý tham gia diễn đàn lần này sẽ mang về được những kinh nghiệm thiết thực, bổ ích, không chỉ để ứng biến với Covid mà trong tương lai, ở các hoạt động kinh doanh, đời sống, khi bất ổn xảy ra thì người lãnh đạo đã có một nền tảng để ứng biến”.

 Lãnh đạo “Ứng biến” để thích nghi

Ông Bruce Delteil từ McKinsey Việt Nam chia sẻ mô hình lãnh đạo ứng biến trong xu hướng toàn cầu, cách các doanh nghiệp thế giới điều chỉnh từ mô hình quản trị truyền thống chuyển qua quản trị linh hoạt, cung cấp cái nhìn bao quát thì các nhà quản lý còn lại đều đã có những ứng biến phù hợp, tạo đột phá cho doanh nghiệp của họ trong tình hình vô cùng khó khăn, mang đến những góc nhìn đa chiều, đa ngành, quy mô khác nhau. Có thể là cách tái cơ cấu của Unliver, cách xây dựng nhà máy tự động hóa, tinh gọn, ứng dụng công nghệ vào sản xuất của Minh Long, hệ sinh thái quản trị của chuỗi doanh nghiệp khởi nghiệp từ tập đoàn đa ngành Seedcom…

Hay chia sẻ của ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Tập đoàn Alphanam cho rằng: “Ứng biến khác với thích nghi. Sự thích nghi có sự chủ động thì gọi là ứng biến, tạo đột phá để vươn mình thì sang một chủ đề cao hơn nữa. Chủ động làm thể nào vượt qua được những thách thức, vượt qua những rào cản, thậm chí vượt qua những thực trạng để chúng ta vươn lên, đòi hỏi cần phải có bản lĩnh, ý chí và đặc biệt phải có môi trường để phát triển. Việc ứng biến của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. “Tuổi trẻ thì sự ứng biến sẽ nhanh, mạnh quyết liệt. Đến tuổi trung niên sẽ điềm tĩnh hơn. Người ta sẽ nhìn lại tình huống tương tự đã xảy ra để có cách đối xử thách thức mới…”

Các chủ DN chỉa sẻ tại Diễn đàn “ Lãnh đạo tạo đột phá - Ứng biến để vươn mình”

Các chủ DN chia sẻ tại Diễn đàn “ Lãnh đạo tạo đột phá - Ứng biến để vươn mình”

Còn với bà Vưu Lệ Quyên, CEO Biti's thì cho rằng: “Nếu động lực đủ lớn thì người lãnh đạo có khả năng vượt qua được thử thách, trở ngại. Khi làm người lãnh đạo thì mình phải luôn nghĩ sẽ làm được gì cho đồng nghiệp xung quanh. Và mình phải làm nó như thế nào. Khi đã xây dựng được một môi trường hạnh phúc trong doanh nghiệp thì làm lãnh đạo không cô đơn nữa. Bởi mình có thể chia sẻ với đồng nghiệp cấp dưới, cấp trên về những vấn đề gặp phải, trong môi trường an toàn và hỗ trợ nhau".

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng, công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, những khó khăn tác động của đại dịch Covid… đòi hỏi các doanh nghiệp phải bứt phá mạnh mẽ hơn nữa. Khó khăn không phải là điều cản trở, mà chính là ta nhận diện và ứng phó với khó khăn đó như thế nào…", Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Đại dịch COVID-19 là

    Đại dịch COVID-19 là "cú hích" cho chuyển đổi số

    15:53, 24/03/2021

  • Đi tìm cách thức giúp doanh nghiệp

    Đi tìm cách thức giúp doanh nghiệp "sống sót" qua đại dịch COVID-19

    04:40, 07/03/2021

  • "Chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19"

    18:03, 23/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lãnh đạo “ứng biến” để thích nghi với môi trường kinh doanh mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO