Lấy phiếu tín nhiệm: "Thước đo" hiệu quả hoạt động của các vị Bộ trưởng?

Hồng Hương 23/10/2018 05:05

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV lần này Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm một lần duy nhất với nhiều chức danh chủ chốt của bộ máy nhà nước.

Phóng viên Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã ghi nhận ý kiến các Đại biểu Quốc hội về vấn đề này.

Đại biểu Dương Trung Quốc (tỉnh Đồng Nai): Phiếu tín nhiệm chỉ là tương đối

ĐB Dương Trung Quốc

Đại biểu Dương Trung Quốc

Hoạt động này nhằm thực hiện quyền giám sát của Quốc hội thông qua lá phiếu. Mỗi một nhân sự gửi cho ĐBQH một bản báo cáo dài 4 trang về những việc mình làm, nhưng ai là người thẩm định, chưa nói tới vấn đề tài sản sau này, làm sao Đại biểu Quốc hội có thể xác minh. 

Cái khó là chúng ta không có công cụ để đánh giá. Rất khó để đánh giá tuyệt đối về tín nhiệm bằng con số, định lượng. Chúng ta cũng cần phải thông cảm với nhiều Bộ trưởng ở những lĩnh vực tiếp xúc trực tiếp, gần với đời sống người dân như giáo dục, y tế, giao thông,… Đừng xoay một cách “tuyệt đối” rằng vị này phiếu tín nhiệm cao nhất là uy tín nhất, hoặc thấp nhất là không uy tín nhất.

Việc được bỏ phiếu là trách nhiệm nặng nề, nhưng thực thi đúng, theo đúng nghĩa là rất khó về mặt kỹ thuật. Tôi có được gặp gỡ cử tri để làm những cuộc điều tra, tôi thấy tiêu chí bỏ phiếu vẫn là cảm nhận riêng của mỗi cá nhân.

Báo cáo bao giờ cũng có một vài thành tích và nhận vài thiếu sót. Làm sao có thể đánh giá nếu nhìn vào bản báo cáo đó. Có lẽ vẫn nên dựa vào dư luận xã hội. Nhưng có những lĩnh vực quá sát với bức xúc của người dân, người đứng đầu phải “đứng mũi chịu xào” nên điều này phải tương đối.

Việc đánh giá mức độ tín nhiệm đối với 48 chức danh sẽ là cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ. Đây cũng là dịp để những người đang giữ chức vụ nhìn lại quá trình làm việc của mình, nhắc nhở họ về tinh thần trách nhiệm đối với trọng trách được giao. 

Có thể bạn quan tâm

  • Hôm nay (23/10), Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước

    Hôm nay (23/10), Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước

    05:39, 23/10/2018

  • ĐB Quốc hội: Nhiều tín hiệu tốt cả về kinh tế và xã hội trong năm 2018

    ĐB Quốc hội: Nhiều tín hiệu tốt cả về kinh tế và xã hội trong năm 2018

    16:20, 22/10/2018

  • Ủy ban Kinh tế Quốc hội: GDP bình quân đầu người khó về đích 3.200 - 3.500 USD

    Ủy ban Kinh tế Quốc hội: GDP bình quân đầu người khó về đích 3.200 - 3.500 USD

    15:51, 22/10/2018

  • Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Sẽ có 4 nội dung quan trọng được quyết định

    Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Sẽ có 4 nội dung quan trọng được quyết định

    10:14, 22/10/2018

  • Những đổi mới lịch sử tại kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XIV

    Những đổi mới lịch sử tại kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XIV

    05:00, 22/10/2018

  • Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV: Bầu Chủ tịch nước và phê chuẩn CPTPP

    Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV: Bầu Chủ tịch nước và phê chuẩn CPTPP

    18:58, 18/10/2018

Đại biểu Đỗ Văn Sinh  Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Kết quả cuối cùng là thước đo đánh giá Bộ trưởng

ĐB Đô Văn

Đại biểu Đỗ Văn Sinh

Có thể bạn quan tâm

  • ĐB Quốc hội: Nhiều tín hiệu tốt cả về kinh tế và xã hội trong năm 2018

    ĐB Quốc hội: Nhiều tín hiệu tốt cả về kinh tế và xã hội trong năm 2018

    16:20, 22/10/2018

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tập trung điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án phức tạp

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tập trung điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án phức tạp

    10:41, 22/10/2018

Tôi cho rằng, khi đánh giá tín nhiệm thì quan trọng nhất là lá phiếu. Hiệu quả hoạt động của những vị được lấy phiếu mang lại tiến bộ gì so với giai đoạn trước, hoặc còn những hạn chế gì chưa giải quyết được gì. Đó là cơ sở quan trọng để các vị nhận được hay không nhận được lá phiếu tín nhiệm.

Đánh giá tín nhiệm là trách nhiệm của các Đại biểu Quốc hội, thể hiện bằng 1 lá phiếu. Vậy thì chúng ta cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội. Anh phải nâng cao hơn nữa nhận thức, nắm bắt được toàn bộ hoạt động trong mọi lĩnh vực của đất nước, trong đó có lĩnh vực của các vị được lấy phiếu tín nhiệm.

Tất cả các kỳ họp Quốc hội thì toàn bộ ý kiến của cử tri đều được tập hợp chi tiết và gửi tới mọi Đại biểu Quốc hội, trong đó liên quan đến mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế và của xã hội, lĩnh vực hoạt động của các vị sẽ được lấy phiếu tín nhiệm. Vậy thông qua ý kiến của cử tri và việc trả lời, giải quyết của các vị đó thì Đại biểu Quốc hội sẽ có đủ cơ sở để đánh giá.

Thông tin từ cử tri là một trong những kênh rất quan trọng vì những hoạt động của các vị đó sẽ được phản ánh trên thực tế cuộc sống của nhân dân cả nước. Giải quyết được những bức xúc của cử tri một cách nhanh chóng thì đó là công cụ để đánh giá tín nhiệm.

Theo tôi, để có kết quả đánh giá chính xác cần nhìn vào kết quả cuối cùng của lĩnh vực mà Bộ trưởng phụ trách xem nó có tiến bộ không hay thụt lùi so với trước. Kết quả cuối cùng thể hiện một cách tổng quát, từ xây dựng thể chế tới tổ chức điều hành. Nhưng chốt lại, kết quả cuối cùng sẽ là thước đo hiệu quả hoạt động của vị Bộ trưởng đó.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lấy phiếu tín nhiệm: "Thước đo" hiệu quả hoạt động của các vị Bộ trưởng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO