"Lên giây cót" tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công phục hồi tăng trưởng

Diendandoanhnghiep.vn Được xem là 1 trong 4 động lực tăng trưởng nền kinh tế, tuy nhiên, tốc độ giải ngân “rùa bò” ở nhiều địa phương đang rấy lên nhiều lo ngại cho phục hồi.

>>>Hải Dương: Điều chỉnh chủ trương đầu tư nhiều dự án đầu tư công

Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ của Bộ Tài chính mới đây cho biết, ước giải ngân kế hoạch vốn 4 tháng đầu năm 2023 đạt 14,66% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao thì tỷ lệ giải ngân đạt 15,65%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (18,48%).

có tới 32 bộ và 1 địa phương giải ngân đạt dưới 5% kế hoạch.

4 tháng đầu năm có tới 32 bộ và 1 địa phương giải ngân đạt dưới 5% kế hoạch.

Đáng lưu ý, có tới 32 bộ và 1 địa phương giải ngân đạt dưới 5% kế hoạch. Một số vấn đề tồn tại, khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến công tác giải ngân như: các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương đang tập trung triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án; hoàn thiện thủ tục đầu tư, tập trung thực hiện công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp.

Cùng với đó, một số dự án có nhu cầu thực hiện chuẩn bị đầu tư trong năm 2023 nhưng không được bố trí vốn vì trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt không tách riêng vốn chuẩn bị đầu tư và vốn thực hiện dự án. Do vậy, dự án không có vốn để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ phê duyệt dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, một số nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư còn chậm do vướng mắc về thủ tục đất đai, điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu đất xây dựng; công tác giải phóng mặt bằng chưa được chủ đầu tư chú trọng triển khai ngay từ khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, chủ đầu tư chưa chủ động ngay từ khâu triển khai thực hiện dự án dẫn đến làm chậm tiến độ giải ngân.

Một số vướng mắc khác cũng được ghi nhận do giá vật liệu xây dựng tăng cao, hay vướng mắc từ quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định về phương án thiết kế đối với dự án không có cấu phần xây dựng.

Chuyên gia Cấn Văn Lực khẳng định, đầu tư công là vấn đề quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế năm nay và là 1 trong 4 động lực chính cho tăng trưởng.

“Năm 2023 chúng ta giải ngân 712.000 tỷ đồng. Nếu chúng ta giải ngân hết 95% theo như Thủ tướng yêu cầu thì sẽ tăng khoảng 30% so với năm ngoái và sẽ đóng góp 2 điểm % tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam", ông Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

>>>“Hấp thụ” hơn 700.000 tỷ đồng đầu tư công cách nào?

Bên cạnh đầu tư công, ông Lực cũng cho rằng còn 3 động lực khác cho những cơ hội tăng trưởng của Việt Nam. Đó là động lực từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại, và sẽ đóng góp 33-34% tăng trưởng kinh tế Thế giới. Trung Quốc cũng là đối tác số 1 của Việt Nam về thương mại, du lịch,…

Nếu chúng ta giải ngân hết 95% theo như Thủ tướng yêu cầu thì sẽ tăng khoảng 30% so với năm ngoái và sẽ đóng góp 2 điểm % tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam

Nếu giải ngân hết 95% theo như Thủ tướng yêu cầu thì sẽ tăng đóng góp 2 điểm % tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam.

Tiếp theo là giá cả lạm phát toàn cầu đang giảm theo hướng tích cực và tương đối nhanh thậm chí nhanh hơn dự đoán.

Cuối cùng được TS. Cấn Văn Lực đưa ra là dịch vụ và tiêu dùng. Trong năm tới công nghiệp và xây dựng kỳ vọng sẽ phục hồi hơn so với năm 2022.

Ngoài ra, đối với các khuyến nghị về chính sách, ông Lực cho biết bài toán lớn nhất hiện nay là phải quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính (dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung).

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hướng dẫn cụ thể về điều kiện bố trí vốn chuẩn bị đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có cơ sở thống nhất thực hiện; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo quy định.

Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần sớm hoàn thiện hồ sơ trình, báo cáo Thường trực Chính phủ về việc kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 sang năm 2023 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo chỉ đạo.

Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Giao thông vận tải báo cáo cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 cho các dự án thành phần để thực hiện.

Đối với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, để đôn đốc việc phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Lên giây cót" tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công phục hồi tăng trưởng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711614685 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711614685 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10