Đây là một cách để Trung Quốc hỗ trợ các nền tảng pháp lý sau này cho “đường 9 đoạn” mà Bắc Kinh đã tuyên bố.
>>Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá: Thêm nước Mỹ lên án!
Tàu cá của ngư dân. (Ảnh: TTXVN)
Vừa qua, phía Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá thường niên trên Biển Đông, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5/2023 đến ngày 16/8/2023, bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việc này dấy lên những lo ngại và phản đối từ cộng đồng người dân Việt Nam.
Khách quan mà nói, các nước đều có kế hoạch cấm đánh bắt cá hàng năm vào mùa vụ cá sinh sản, cá đẻ và cá di cư, với thời gian và vùng cấm của mình để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Diện tích vùng cấm sẽ khác nhau tùy theo điều kiện địa lý, thủy văn tự nhiên của mỗi nước, nhưng điều quan trọng nhất là phải trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước đó. Đây là việc rất bình thường theo quy định của Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Tuy nhiên, Trung Quốc là một ngoại lệ. Nước này luôn đưa ra lệnh cấm một cách phi lý và phi pháp. Không chỉ cấm đánh bắt cá trong vùng biển của mình, Bắc Kinh còn cấm đánh bắt cá trong vùng biển của cả các nước khác trong khu vực.
Như với lệnh cấm vừa rồi, đối chiếu trên bản đồ, có thể thấy khu vực mà Trung Quốc áp đặt lệnh cấm bao trùm cả một số vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.
Thực tế cho thấy, kể từ năm 1999 đến nay, Trung Quốc đều ban hành lệnh cấm đánh bắt cá hằng năm tại Biển Đông trong thời gian 3 tháng. Nước này lấy lý do ban hành “lệnh cấm” để duy trì nguồn hải sản bền vững và cải thiện môi trường.
Cùng với lệnh cấm, Bắc Kinh còn điều một lượng lớn tàu ngư chính, hải giám tăng cường hoạt động trong khu vực Biển Đông để kiểm soát, tịch thu tàu thuyền, trang thiết bị những tàu đánh cá mà Trung Quốc cho là vi phạm lệnh cấm của họ.
Liên quan vấn đề này, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh: “Phía Việt Nam khẳng định lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc là “trái phép”, đồng thời yêu cầu Trung Quốc “tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam và không làm phức tạp thêm tình hình, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.
“Đây là lệnh cấm đơn phương và phi lý của phía Trung Quốc, đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền và lợi ích biển, đảo của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; đi ngược lại Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông”, Hội Nghề cá Việt Nam khẳng định.
Tàu cá Việt Nam thả neo ở khu vực quần đảo Trường Sa (Việt Nam) - Ảnh: C.Tuệ/Tuổi trẻ
>>Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá: Philippines lên tiếng phản đối
>>Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không có giá trị trên vùng biển của Việt Nam
>>Áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá: Trung Quốc thách thức luật pháp quốc tế
Những phản đối nói trên là có cơ sở, bởi vì lo ngại lệnh cấm này sẽ làm gia tăng nguy cơ đụng độ giữa tàu cá của ngư dân Việt Nam với lực lượng hải cảnh phía Trung Quốc và sẽ gây ảnh hưởng xấu cho nghề cá và sinh kế của ngư dân Việt Nam.
Việc phản đối mạnh mẽ và có những biện pháp quyết liệt, ngăn chặn lệnh cấm đánh bắt cá phi lý nói trên của Trung Quốc, nhằm bảo vệ tài nguyên biển, nguồn lợi thủy sản đặc trưng cho từng khu vực biển, bảo vệ an toàn cho ngư dân Việt Nam khi sản xuất trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Có thể nói, với tham vọng độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hơn 90% diện tích Biển Đông khi đưa ra đường lưỡi bò trên bản đồ của họ, cắt vào các vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Indonesia.
Để thực hiện mưu đồ này, Trung Quốc đã áp dụng mọi biện pháp có thể, trong đó có việc áp đặt lệnh đánh bắt cá thường niên. Trước hết, Trung Quốc muốn cho thế giới thấy rằng mình vẫn đang thực thi chủ quyền một cách liên tục trong vùng biển đường lưỡi bò, mặc cho yêu sách này đã bị Tòa trọng tài thường trực (PCA) bác bỏ từ năm 2016 trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Đây là một cách để Trung Quốc hỗ trợ các nền tảng pháp lý sau này cho đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đã tuyên bố. Thêm vào đó, bởi vì khu vực cấm đánh bắt cá nằm trong đường lưỡi bò. Nên nếu tuân theo lệnh này, các nước coi như thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trong vùng biển mà nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền.
Vì vậy, ứng phó đối với lệnh cấm đánh bắt cá thường niên 2023 của Trung Quốc, Ủy ban nhân dân các tỉnh có hoạt động nghề cá đã động viên ngư dân bám biển, tiếp tục duy trì sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam.
Đồng thời hướng dẫn tổ chức thành đoàn, đội khi đi khai thác, đánh bắt hải sản để hỗ trợ nhau trên biển, kịp thời thông báo cho các cơ quan chức năng về những hành vi vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.
Chúng ta cũng cảm thấy tự hào khi bà con ngư dân chẳng hề e ngại, nao núng trước lệnh cấm đơn phương và phi lý đó của Bắc Kinh. Thế nên, hàng trăm con tàu công suất lớn vẫn cưỡi lớp sóng bạc đầu, vượt muôn trùng khơi để hiện diện ở ngư trường Hoàng Sa.
Có thể bạn quan tâm
00:00, 04/06/2022
02:00, 01/06/2022
05:00, 08/05/2022
14:40, 04/05/2022
05:15, 01/05/2022