Liên doanh để chiếm “đất vàng” (Kỳ 4): Chia nhỏ đất để liên doanh

THỤC UYÊN 15/09/2020 05:30

Khu “đất vàng” rộng hơn 22.300m2 được UBND tỉnh Khánh Hòa thống nhất chọn nhà đầu tư để liên doanh. Đột ngột, quyết định này lại được thay đổi và khu đất được chia đôi để thực hiện liên doanh.

“Chia để trị”

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin (3 kỳ trước) về việc Liên doanh để chiếm “đất vàng” trên toàn bộ diện tích khu đất cụm khách sạn Hải Yến và khách sạn Viễn Đông rộng hơn 22.300m2; trong đó phần khách sạn Hải Yến rộng khoảng 10.500m2, còn lại là diện tích khách sạn Viễn Đông rộng hơn 11.800m2.

Khách sạn Trần - Viễn Đông nằm ngay 3 mặt tiền, có vị trí đắc địa của TP Nha Trang

Khách sạn Trần - Viễn Đông nằm ngay 3 mặt tiền, có vị trí đắc địa của TP Nha Trang

Cụ thể, ngày 09/9/2011, UBND tỉnh ra thông báo của Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa về việc thống nhất về chủ trương chọn nhà đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Toàn Hải Nam (Địa chỉ tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) để liên doanh với Công ty TNHH Một thành viên Du lịch Khánh Hòa (Công ty Du lịch Khánh Hòa) đầu tư cụm Khách sạn Hải Yến, Viễn Đông.

Tuy nhiên, đến ngày 13/1/2012 UBND tỉnh Khánh Hòa có thông báo, trong đó nêu rõ, việc liên doanh đầu tư tại cụm khách sạn Hải Yến và khách sạn Viễn Đông, Công ty Du lịch Khánh Hòa làm việc lại với các đối tác theo hướng “Chỉ tiến hành liên doanh đầu tư khách sạn Hải Yến; riêng khách sạn Viễn Đông để lại cho Công ty Du lịch Khánh Hòa quản lý, kinh doanh và khai thác. Đồng thời bãi bỏ các ý kiến chỉ đạo trước đây của UBND tỉnh Khánh Hòa về chủ trương liên doanh đầu tư cụm khách sạn Hải Yến, khách sạn Viễn Đông.

Cụ thể, ngày 28/3/2012 Sở Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo gửi UBND tỉnh Khánh Hòa về việc Liên doanh đầu tư tại khách sạn Hải Yến. Trong đó nêu rõ, UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương cho phép Công ty Du lịch Khánh Hòa liên doanh với Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Toàn Hải Nam và thành lập Công ty TNHH Miền Nhiệt Đới Nha Trang để đầu tư dự án Khu phức hợp Thương mại – Khách sạn – Căn hộ du lịch Trophicana (như Diễn đàn Doanh nghiệp 3 kỳ trước đã thông tin).

Sau khi tách khu đất của khách sạn Hải Yến để giao cho liên doanh là Công ty TNHH Miền Nhiệt Đới Nha Trang thực hiện dự án, phần đất còn lại rộng khoảng 10.000m2 tại khách sạn Viễn Đông (cũ) UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục cho Công ty Du lịch Khánh Hòa liên doanh với Công ty Cổ phần quản trị Trần để thành lập liên doanh là Công ty TNHH Trần – Viễn Đông.

Vốn Nhà nước “bốc hơi”

Tương tự lô đất của khách sạn Hải Yến (cũ), lô đất khách sạn Viễn Đông có diện tích khoảng 10.000m2, nằm trên vị trí đắc địa, có 3 mặt tiền đường Trần Hưng Đạo và Lê Thánh Tôn hiện nay, cũng được UBND tỉnh Khánh Hòa cho Công ty Du lịch Khánh Hòa thuê đất; giá thuê ổn định 5 năm và sẽ điều chỉnh giá khi có sự điều chỉnh của UBND tỉnh, nhưng không quá 15% giá trị thuê trên hợp đồng. Thời hạn thuê đất là thời hạn hợp đồng này (tức trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2020).

Khách sạn Viễn Đông sao khi liên doanh được đổi tên thành Trần - Viễn Đông

Khách sạn Viễn Đông sao khi liên doanh được đổi tên thành Trần - Viễn Đông

Tuy nhiên, vào ngày 24/9/2012, UBND tỉnh Khánh Hòa bất ngờ có Thông báo số 342/TB-UBND kết luận: “Đồng ý chủ trương cho lập liên doanh đầu tư Khách sạn Viễn Đông giữa Công ty Du lịch Khánh Hòa và Công ty Cổ phần quản trị Trần” để đầu tư dự án Khách sạn Trần - Viễn Đông.

Tiếp đó, ngày 14/9/2013, Công ty TNHH Trần - Viễn Đông được thành lập để đầu tư dự án nói trên. Theo phương án góp vốn, Công ty TNHH Trần - Viễn Đông có vốn đầu tư 100 tỷ đồng, trong đó Công ty Du lịch Khánh Hòa góp 25 tỷ (chiếm 25%) bằng tài sản trên đất.

Theo đó, dự án Khách sạn Trần – Viễn Đông với mục tiêu đầu tư thành khu liên hợp gồm các chức năng: Khách sạn nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao, các căn hộ để bán và cho thuê dài hạn (không hình thành đơn vị ở và phù với mục tiêu đầu tư chung của dự án), khu tổ chức hội nghị và các dịch vụ đính kèm… Tổng vốn đầu tư khoảng 290 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau khi liên kết với Công ty Cổ phần quản trị Trần chưa được bao lâu, thì Công ty Du lịch Khánh Hòa đã tiến hành cổ phần hóa, khiến vốn nhà nước bị thoái khỏi doanh nghiệp.

Việc quản lý phần vốn liên doanh tại dự án khách sạn Viễn Đông sau khi Công ty Du lịch Khánh Hòa cổ phần hóa là của nhà đầu tư trúng đấu giá phần vốn nhà nước khi cổ phần. Như thế, từ việc khách sạn được đầu tư bằng ngân sách trên chính đất công, nhưng qua “chiêu bài” liên doanh, đất và tài sản nhà nước lại rơi… vào tay tư nhân.

Liên doanh để trục lợi, chiếm “Đất vàng”? (Kỳ cuối)

Có thể bạn quan tâm

  • Khánh Hòa chuẩn bị khởi công đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang

    Khánh Hòa chuẩn bị khởi công đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang

    05:47, 01/09/2020

  • Khánh Hòa: Tăng cường kiểm tra nguồn gốc động vật hoang dã xuất bán từ các trại nuôi

    Khánh Hòa: Tăng cường kiểm tra nguồn gốc động vật hoang dã xuất bán từ các trại nuôi

    00:00, 01/09/2020

  • Khánh Hòa: Xây dựng phương án thu hồi mặt bằng Dự án Nha Trang Sao

    Khánh Hòa: Xây dựng phương án thu hồi mặt bằng Dự án Nha Trang Sao

    17:05, 27/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Liên doanh để chiếm “đất vàng” (Kỳ 4): Chia nhỏ đất để liên doanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO