Liên kết thời vụ, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ “giảm tốc”

Thành An 25/06/2019 10:29

Công tác điều phối và liên kết vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ vẫn có những tồn tại, vướng mắc. Liên kết vùng còn mang tính “thời vụ”, “tận thu”, chưa có thể chế rõ ràng.

cơ chế điều phối vùng, “đây là vấn đề rất quan trọng mà chúng ta đang loay hoay, chưa thực hiện hiệu quả

Thủ tướng Chính phủ cho biết: cơ chế điều phối vùng là vấn đề rất quan trọng mà chúng ta đang loay hoay, chưa thực hiện hiệu quả. Ảnh VGP

Chưa được trao quyền

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, công tác điều phối và liên kết vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ vẫn có những tồn tại, vướng mắc, mà trước hết là chưa có thể chế rõ ràng về liên kết vùng với cơ chế điều phối đủ mạnh, rõ ràng để Hội đồng Vùng và các địa phương trong vùng phối hợp hiệu quả.

Những hoạt động gần đây của Hội đồng Vùng chủ yếu là sự phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các Bộ, ngành và các địa phương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định: “Hội đồng Vùng chưa được trao “quyền” trong việc quyết định các nguồn ngân sách cho các dự án mang tính liên kết địa phương. Do đó, Hội đồng Vùng thực hiện các chủ trương, định hướng, chính sách, pháp luật hoàn toàn phụ thuộc vào bộ máy các cơ quan Trung ương và địa phương. Những hoạt động tích cực gần đây của Hội đồng Vùng cũng chỉ là sự phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các bộ, ngành và các địa phương”.

Sự phối hợp giữa Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và các Tổ điều phối của các Bộ, ngành trung ương, Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các địa phương trong vùng chưa toàn diện và thường xuyên. Liên kết phát triển chủ yếu khi cần giải quyết vướng mắc. Hiện chưa có phương thức liên kết hiệu quả giữa các địa phương về đào tạo, sử dụng lao động… Sự năng động trong phát triển ở một số địa phương chủ yếu do sáng kiến của lãnh đạo ở từng tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là nhiệm vụ cấp bách

    Phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là nhiệm vụ cấp bách

    09:20, 25/06/2019

  • Tốc độ tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cao nhất cả nước

    Tốc độ tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cao nhất cả nước

    06:30, 25/06/2019

  • Chính phủ bàn giải pháp phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

    Chính phủ bàn giải pháp phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

    06:50, 24/06/2019

  • Phát triển vùng kinh tế trọng điểm dưới góc nhìn nhà đầu tư “ngoại”

    Phát triển vùng kinh tế trọng điểm dưới góc nhìn nhà đầu tư “ngoại”

    07:30, 07/05/2019

Cùng với đó, chưa có cơ chế, chính sách liên kết giữa các tỉnh trong vùng và giữa vùng đối với các vùng khác trong việc hợp tác phát triển kinh tế và giải quyết những vấn đề mang tính liên tỉnh, liên vùng. Hoạt động hợp tác của các địa phương trong Vùng chủ yếu mới tích cực ở lĩnh vực kinh tế, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, giúp đỡ đào tạo cán bộ, chưa chuyển mạnh sang các bước thực hiện theo dự án, đề án cụ thể.

“Hội đồng Vùng chưa được trao “quyền” trong việc quyết định các nguồn ngân sách cho các dự án mang tính liên kết địa phương.

“Hội đồng Vùng chưa được trao “quyền” trong việc quyết định các nguồn ngân sách cho các dự án mang tính liên kết địa phương.

Hoạt động hợp tác chưa đồng bộ giữa các tỉnh, chủ yếu vẫn chỉ liên kết hợp tác với Hà Nội; liên kết giữa các tỉnh trong khu vực vẫn chỉ theo kiểu tận thu những lợi thế sẵn có, ngắn hạn, mang tính thời vụ. Nhiều nội dung hợp tác chưa được thực hiện đẩy đủ như việc liên kết xây dựng sản phẩm du lịch chung, đào tạo nguồn nhân lực... Tính liên kết, tính đồng bộ về kết cấu hạ tầng giữa các tuyến giao thông liên vùng như các tuyến vành đai, các tuyến hướng tâm, các tuyến nối cảng biển, cảng hàng không và các cửa khẩu quốc tế chưa cao.

Cũng theo  Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay, việc thiết lập hệ thống thông tin của Vùng chưa được quan tâm đúng mức, chưa thiết lập được hệ thống cơ sở dữ liệu chung cho Vùng.

Tại Hội nghị Phát triển kinh tế vùng trọng điểm phía Bắc, nhấn mạnh về tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, khó khăn thách thức đan xen nhau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, “thời cơ, nguy cơ đều có, trong nguy có cơ hội để Việt Nam, nhất là vùng kinh tế trọng điểm phát triển. Do đó rất cần có phương thức quản lý mới để vùng phát triển".

"Phương thức quản lý mới với sự linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả hơn trong hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh cả về thời gian và không gian vùng lãnh thổ, nếu làm tốt hơn, điều hành sát hơn, khoa học hơn sẽ góp phần làm thay đổi căn bản đời sống xã hội và toàn bộ nền kinh tế", Thủ tướng cho biết.

Tăng trưởng ngành chưa bền vững

Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 3 năm 2016-2018 của Vùng đạt 9,08%, cao nhất trong số 4 vùng và vượt mục tiêu đề ra tại Quyết định số 198. Tuy nhiên, tổng GRDP của vùng đến năm 2018 chiếm tỉ trọng khoảng 31,73% GRDP của cả nước và chiếm 35,52% GRDP của 4 vùng kinh tế trọng điểm, vẫn đứng thứ hai sau Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (45,42%). Trong đó, Hà Nội dẫn đầu toàn Vùng, đóng góp 16,96% về GRDP cả nước.

Cụ thể, theo Thủ tướng, vùng chưa phát huy hiệu quả những tiềm năng, lợi thế để tạo ra động lực mới cho phát triển, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn hạn chế.

Sự liên kết giữa các địa phương trong vùng chủ yếu còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất. Cơ chế, chính sách phát triển vùng còn bất cập, thiếu đột phá, chưa giải quyết được các vấn đề chung của vùng, nhất là về xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, môi trường, phát triển đô thị, bảo đảm an ninh trật tự...

Môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh chưa đồng đều, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) các địa phương trong vùng có sự chênh lệch lớn (Quảng Ninh thứ 1, Hà Nội thứ 9, Vĩnh Phúc thứ 13, Bắc Ninh thứ 15, Hải Phòng thứ 16, Hải Dương thứ 55, Hưng Yên thứ 58).

Thủ tướng đề nghị tại Hội nghị lần này các bộ, ngành, địa phương và các đại biểu phát biểu ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, trong đó tập trung phân tích, đánh giá kết quả đạt được, đặc biệt là những tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc.

Trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị những nhiệm vụ, giải pháp với nội hàm mới, cụ thể, thiết thực trong cả ngắn hạn và dài hạn, trước hết là những giải pháp tập trung cần tập trung thực hiện ngay trong năm nay và năm 2020. Để phát triển đột phá, trong đó lưu ý một số nội dung gồm đánh giá thực trạng tình hình kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong đó cần đánh giá cụ thể về kết quả so với mục tiêu đề ra, nhất là những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra trong triển khai thực hiện, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Tình hình kinh tế - xã hội vùng đặc biệt có 6 vấn đề cần khắc phục:

Thứ nhất, ngành dịch vụ hiện đang là ngành mũi nhọn và đóng góp lớn vào kinh tế của vùng nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành chưa bền vững.

Thứ hai, cả 7/7 tỉnh, thành phố của Vùng đều định hướng phát triển công nghiệp điện tử, phần cứng nhưng chỉ có Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh đã thu hút được các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như Samsung, LG, Microsoft, Canon,... và cũng mới chỉ dừng lại chủ yếu gia công, lắp ráp phần cứng với giá trị gia tăng thấp, các sản phẩm công nghệ cao gắn với việc phát triển các trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) còn rất hạn chế.

Công nghiệp phần mềm và nội dung số chỉ mới tập trung tại thành phố Hà Nội nhưng năng lực cạnh tranh còn thấp, quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước.

Thứ ba, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng giai đoạn 2016-2018 đạt 426,4 tỷ USD nhưng vùng không đóng góp trong thặng dư cán cân thương mại chung (cả nước xuất siêu giai đoạn 2016-2018 đạt 10,69 tỷ USD) mà nhập siêu 40,781 tỷ USD.

Ngoài ra, tăng trưởng xuất khẩu chưa bền vững, năm 2017 xuất khẩu tăng 31,2% so với năm 2016, đến năm 2018 chỉ tăng 20% so với năm 2017.

Thứ tư, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) một số địa phương trong vùng vẫn chỉ ở mức trung bình thấp của cả nước, còn dư địa tiếp tục cải thiện để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Thứ năm, mặc dù số doanh nghiệp đăng ký mới vẫn đứng thứ 2 cả nước nhưng xét về quy mô vốn thì các doanh nghiệp trong Vùng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các dự án FDI thâm dụng lao động chiếm tỷ lệ cao trong Vùng.

Thứ sáu, các lĩnh vực khác như thu ngân sách, vấn đề dân số, nhập cư… cũng còn không ít vấn đề cần lưu ý. Đặc biệt, phát triển kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Liên kết thời vụ, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ “giảm tốc”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO