Nối gót Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, tỉnh Quảng Ninh cũng quyết liệt yêu cầu người từ vùng dịch không thuộc diện đặc biệt được nêu trong Chỉ thị 16 của Thủ tướng đều phải đi cách ly y tế tập trung.
Nhiều ý kiến trái chiều về quyết định này của lãnh đạo các tỉnh thành trên. Họ căn cứ vào cơ sở pháp lý nào để đưa ra quyết định đó? Liệu quyết định này có dấu hiệu lạm quyền? Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon xung quanh vấn đề này.
- Mấy ngày gần đây, nhiều tỉnh thành đã quyết liệt yêu cầu những người từ vùng dịch không thuộc diện “đặc biệt” được nêu trong Chỉ thị 16 của Thủ tướng đều phải đi cách ly y tế tập trung và yêu cầu họ tự trả các chi phí, tiêu biểu là Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam và mới đây là Quảng Ninh. Theo luật sư, khi đưa ra những chỉ đạo này, các tỉnh thành có thể đã căn cứ vào những cơ sở pháp lý nào và nó có thật sự hợp lý?
COVID-19 là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, thuộc nhóm A theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007. Thủ tướng Chính phủ cũng đã công bố Chỉ thị 16 ngày 31/3/2020 về những biện pháp cấp bách phòng chống COVID-19, trong đó nhấn mạnh việc cách ly toàn xã hội.
Việc các địa phương như Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Nam áp dụng thu phí cách ly đối với người đến từ “vùng dịch”. Theo thông tin báo chí, căn cứ pháp lý để các địa phương trên áp dụng việc thu phí cách ly là điều 38 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng, tuy nhiên tôi cho rằng căn cứ này không hợp lý. Bởi:
Điều 38 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm có nội dung liên quan tới thẩm quyền công bố dịch, không hề có nội dung về việc cách ly hay chi phí cách ly. Chỉ thị 16 cũng nêu rõ việc dừng di chuyển từ vùng có dịch tới địa phương khác.
Trường hợp người dân vi phạm việc cách ly, thì có thể áp dụng biện pháp xử phạt hành chính. Người cố tình di chuyển từ vùng có dịch tới địa phương khác, có thể bị xử lý theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể:
“Điều 11. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Đối với việc cách ly y tế đã được quy định cụ thể tại Điều 1 Nghị định 101/2010/N Đ-CP về quy định một số điều về luật phòng chống bệnh truyền nhiễm về cách ly y tế và phòng dịch đặc thù thì có quy định:
“Biện pháp cách ly y tế tại nhà được áp dụng đối với các trường hợp:
Như vậy, những người từ vùng có dịch chỉ phải cách ly tại nhà. Việc các tỉnh trên áp dụng cách ly tập trung đối với những người từ vùng dịch vào là đang không đúng với quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 14 Nghị định 101/2010 cũng quy định: Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này được miễn viện phí.
Theo ý kiến của cá nhân, tôi cho rằng việc các địa phương thực hiện thu phí cách ly là chưa đúng theo quy định của pháp luật về phòng chống chống dịch; chưa đúng tinh thần của chỉ thị 16 của Thủ tướng.
- Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt chúng ta nên hiểu thế nào là “vùng dịch”? Đã có văn bản nào chỉ rõ TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội là vùng dịch chưa? Nếu chưa có thì liệu các tỉnh, thành phố này đã sai luật khi cố tình “ngăn sông, cấm chợ”, thực hiện sai tinh thần của Thủ tướng và trái với Luật Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm?
Thực ra, “vùng dịch” có thể hiểu là vùng có dịch. Khái niệm này đã được nêu tại khoản 14 Điều 2 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm: Vùng có dịch là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch. Như vậy, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố có dịch, tức là vùng có dịch.
Điều 52 Luật phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm quy định:
“1. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch sau đây:
Như vậy, Việt Nam chưa công bố tình trạng khẩn cấp nên không thể “cấm chợ”, Chỉ thị 16 cũng chỉ ra: Việc cung cấp, buôn bán nhu yếu phẩm như lương thực, thực phẩm… vẫn được kinh doanh. Việc các tỉnh và thành phố “ngăn sông cấm chợ” có thể gây khó khăn, ảnh hưởng cuộc sống của người dân. Các địa phương cần xem xét lại.
Có thể bạn quan tâm
15:25, 07/04/2020
09:58, 07/04/2020
00:15, 07/04/2020
- Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố có thẩm quyền cấm người dân đi lại, hoặc không cho người từ địa phương khác đến địa phận của mình quản lý hay đưa người đi cách ly y tế tập trung không, thưa luật sư?
Một trong những thẩm quyền của chủ tịch UBND tỉnh, thành phố là chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
Các biện pháp trên phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Trong trường hợp chưa công bố tình trạng khẩn cấp thì không thể cấm người dân không đi lại mà chỉ yêu cầu hạn chế ra đường và phải có trang thiết bị bảo vệ; không thể thực hiện ngăn sông cấm chợ; ngăn cản giao thông. Việc đưa người đi cách ly phải tuân thủ theo trình tự thủ tục của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và các nghị định hướng dẫn.
- Vậy theo luật sư, nếu những chỉ đạo của các tỉnh thành này là sai luật và trái với tinh thần chỉ thị 16 của Thủ tướng, thì việc cần kíp bây giờ là các tỉnh thành phải sửa sai như thế nào? Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh quốc gia cần phải có biện pháp gì để để tránh các tỉnh thành khác đi theo “vết xe đổ” này?
Theo tôi, các ban tham mưu của các địa phương cần nghiên cứu kĩ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Nếu sai thì phải sửa. Nếu ra quyết định thì phải thu hồi và thực hiện đúng pháp luật, áp dụng linh hoạt tránh cứng nhắc.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh quốc gia cần hướng dẫn cụ thể để các địa phương có căn cứ thực hiện đồng thời giám sát hoạt động của các địa phương, nếu thấy trái luật cần có văn bản ý kiến để rút kinh nghiệm.
- Trân trọng cảm ơn luật sư!