Liên tiếp "dính" kiện phòng vệ thương mại, doanh nghiệp thép gặp khó

Diendandoanhnghiep.vn Liên tiếp Hoa Kỳ, Mexico cáo buộc Việt Nam nhập khẩu thép từ Trung Quốc, Hàn Quốc sau đó gia công, chế biến đơn giản xuất sang Hoa Kỳ nhằm lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại.

>>>Áp lực kép của Thép Hòa Phát

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa thông báo khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm ống thép - chủ yếu thuộc mã HS 7306.61 và 7306.30 được nhập khẩu từ Việt Nam.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa thông báo khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm ống thép nhập khẩu từ Việt Nam.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa thông báo khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm ống thép nhập khẩu từ Việt Nam.

Trong vụ việc này, nguyên đơn gồm các doanh nghiệp sản xuất ống thép lớn tại Hoa Kỳ như Nucor Corporation, Bull Moose Tube, Maruichi Steel Corporation...

Các doanh nghiệp sản xuất ống thép lớn tại Hoa Kỳ này cáo buộc Việt Nam nhập khẩu thép cán nóng (HRS) - là nguyên liệu chính để sản xuất ra ống thép từ Trung Quốc, Đài Loan - Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ sau đó gia công, chế biến đơn giản thành ống thép và xuất sang Hoa Kỳ nhằm lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tương ứng mà Hoa Kỳ đang áp dụng với Trung Quốc, Đài Loan - Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ.

Theo quy định pháp luật của Hoa Kỳ, các bên có liên quan có thời hạn 30 ngày kể từ ngày khởi xướng để nộp bản bình luận và cung cấp thông tin phản biện tới cơ quan điều tra Hoa Kỳ.

Trong vòng 300 ngày kể từ khi khởi xướng, DOC phải ra kết luận cuối cùng của vụ việc, có thể gia hạn, nhưng tổng thời gian không quá 365 ngày.

Để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm ống thép liên quan tiếp tục nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ. Đồng thời thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của cơ quan điều tra Hoa Kỳ, phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại trong suốt quá trình của vụ việc.

Cũng với mặt hàng thép, trước đó, ngày 28/7/2022, Bộ Kinh tế Mexico đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam.

Sản phẩm bị cáo buộc điều tra chống bán phá giá là các sản phẩm thép cán nguội có mã HS: 7209.16.01, 7209.17.01, 7209.18.01, 7209.26.01, 7209.27.01, 7209.28.01, 7209.90.99, 7211.23.03, 7211.29.99, 7211.90.99, 7225.50.07, và 7226.92.06.

Theo số liệu sơ bộ từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), trong năm 2020, Mexico nhập khẩu khoảng 220 triệu USD sắt thép các loại từ Việt Nam, tăng khoảng 70% so với năm 2019, chủ yếu (chiếm gần 80%) là các sản phẩm có mã HS 7209 (thuộc phạm vi cáo buộc của vụ việc này) và 7210 (thuộc phạm vi cáo buộc của vụ việc Mexico điều tra chống bán phá giá với thép mạ trước đó).

Đối với các nhóm sản phẩm thép cán nguội đang bị điều tra, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 khoảng gần 50 triệu USD.

>>>Ngành thép Việt Nam: Những con số ấn tượng

>>>Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành thép

Được biết, do Việt Nam và Mexico cùng là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, nên các sản phẩm thép cán nguội của Việt Nam đang được hưởng thuế suất ưu đãi 0% khi xuất khẩu sang Mexico. Theo đó, đây là vụ việc khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại thứ 2 của Mexico đối với Việt Nam. Trước đó, các sản phẩm thép mạ của Việt Nam cũng đã bị nước này điều tra CBPG trong năm 2021.

tỉ

Cơ cấu thị trường xuất khẩu thép Việt Nam.

Sau khi chính thức khởi xướng vụ việc, Cơ quan điều tra đã gửi Bản câu hỏi điều tra tới các doanh nghiệp bị nêu tên trong đơn kiện. Thời hạn trả lời là ngày 6/9/2022 (có thể được gia hạn).

Việc trả lời bản câu hỏi là bắt buộc, nếu các doanh nghiệp không muốn bị áp dụng mức thuế bất hợp tác ở mức cao. Các tài liệu do Cơ quan điều tra Mexico gửi bằng tiếng Tây Ban Nha và các tài liệu do các bên nộp cho Cơ quan điều tra cũng phải được dịch ra tiếng Tây Ban Nha, công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định hiện hành.

Dự kiến, cơ quan điều tra Mexico sẽ ra kết luận sơ bộ trong vòng 130 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra.

Để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan chủ động rà soát các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thép cán nguội liên quan sang Mexico. Nghiên cứu, tìm hiểu quy định, trình tự thủ tục điều tra chống bán phá giá của nước Mexico. Đồng thời, hợp tác đầy đủ với Cơ quan điều tra của Mexico và trao đổi thông tin với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Như vậy, tiếp tục là khoảng thời gian tăng trưởng do nhu cầu thị trường tằn cao nhưng xuất khẩu thép của Việt Nam ra thị trường thế giới còn gặp rất nhiều trắc trở do xu hướng bảo hộ khiến thép Việt liên tục dính phải các vụ kiện phòng vệ thương mại từ quốc gia đối tác.

Phải thẳng thắn rằng, việc gia tăng các biện pháp bảo hộ ngành sản xuất trong nước ở nhiều nước trên thế giới vẫn đang là xu thế chủ đạo trong thương mại quốc tế, đồng thời xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn càng góp phần lan rộng chủ nghĩa bảo hộ. Điều đó đe dọa nghiêm trọng nhiều ngành sản xuất, trong đó sản xuất thép và các mặt hàng thép là một trong những ngành bị tác động mạnh nhất. Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), trên thế giới có hơn 1,5 nghìn vụ việc phòng vệ thương mại, trong đó ngành thép chiếm hơn 30% trong tổng số các vụ việc. Đặc biệt trong khoảng 2 năm trở lại đây, thép trên thị trường quốc tế thường xuyên là đối tượng của các vụ việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với mức thuế suất áp dụng rất cao.

Trong bối cảnh chung của thương mại thép toàn cầu, thép Việt không tránh khỏi những thách thức lớn, khi các nước nhập khẩu liên tục điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Nhất là khi sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam thường có mức giá cạnh tranh hơn rất nhiều so với sản phẩm xuất khẩu của nhiều quốc gia khác. Năm 2020 và 2021, thị trường liên tục ghi nhận các vụ điều tra của đối tác nhập khẩu thép của Việt Nam như: Malaysia, Ấn Độ, Canada, EU, Pakistan...

Chuyên gia đánh giá, trong tất cả các vụ khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại, dù thắng hay thua kiện, uy tín của các doanh nghiệp nói riêng và thương hiệu quốc gia cũng ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Các vụ khởi xướng điều tra có thể được áp với bị đơn là một hoặc vài doanh nghiệp nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho toàn ngành là rất lớn. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm giữ thế chủ động khi ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Theo đó, bên cạnh việc tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng và tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm thì các doanh nghiệp thép Việt cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng các kiến thức về thương mại quốc tế để chủ động ứng phó với các nguy cơ kiện tụng, phòng vệ tại các thị trường xuất khẩu. Nhất là trong bối cảnh gia tăng xu hướng bảo hộ như hiện nay, doanh nghiệp cần phải coi phòng vệ thương mại là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của mình, từ đó thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo và khi xảy ra vụ việc thì cần hợp tác với cơ quan điêu tra, tham gia đầy đủ quá trình điều tra.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần sát sao liên hệ với các cơ quan, tổ chức có thểm quyền trong nước như các đơn vị chức năng của Bộ Công thương để kịp thời phối hợp tìm biện pháp tháo gỡ.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), các sản phẩm thép thành phẩm chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường ASEAN (40%), EU (19%), Mỹ (8%) và Hồng Kông (5%).

VSA nhận định việc phát triển đa dạng xuất khẩu sản phẩm là một mặt nhưng đồng thời cơ cấu thị trường xuất khẩu các sản phẩm thép Việt Nam cũng có thay đổi. Đối với sản phẩm ống thép, lượng xuất khẩu chỉ chiếm 10% trong cơ cấu bán hàng, phần còn lại chủ yếu là tiêu thụ nội địa. Theo đó, theo số liệu của VSA, bán hàng ống thép trong 6 tháng đầu năm đạt 1.308.721 tấn, giảm 0,8% so với cùng kỳ 2021, trong đó lượng xuất khẩu đạt 123.682 tấn, giảm 6,1% so với cùng kỳ 2021. Hoà Phát vẫn dẫn đầu thị phần với 28,8%, theo sau là Hoa Sen (12,8%) và TVP (6,8%),..

Còn với sản phẩm thép cuộn cán nguội, lượng bán hàng trong 6 tháng đầu năm nay đạt 1.256.032 tấn, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu đạt chiếm khoảng 25%, tương đương 320.098 tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Liên tiếp "dính" kiện phòng vệ thương mại, doanh nghiệp thép gặp khó tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714075853 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714075853 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10