Các TCTD cần nghiên cứu áp dụng linh hoạt điều kiện tài sản đảm bảo cho từng nhóm đối tượng khách hàng, cho vay theo chuỗi cung ứng dựa trên uy tín và mức độ rủi ro của một doanh nghiệp.
>>>Ngân hàng mua TPDN để tái cơ cấu nợ: Cần tuân thủ quy định tín dụng
Tại phiên họp thứ 26 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, từ nay đến cuối năm Chính phủ sẽ tập trung tháo gỡ những vướng mắc thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các bộ, ngành; nới lỏng sự tiếp cận tín dụng cho các tổ chức, cá nhân...
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, giảm lãi suất là rất quan trọng, nhưng chỉ là một vấn đề. Không phải cứ hạ lãi suất thì doanh nghiệp có thể tiếp cận được tín dụng, bởi vì các điều kiện cho vay vẫn theo nguyên tắc nên các doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Tuy nhiên, các TCTD cho rằng, việc nới các điều kiện tín dụng cần cân nhắc, bởi vì các điều kiện cho vay đều đã quy định rất cụ thể trong Luật các TCTD. Việc các doanh nghiệp muốn tiếp cận nguồn vốn vay thì phải thỏa mãn các điều kiện này.
“Huy động vốn và cho vay là công việc của TCTD; khi không cho vay được thì dẫn đến chi phí tăng và hiệu quả giảm, không phải là điều mong muốn của các ngân hàng. Tuy nhiên, điều kiện cho vay trong Luật các TCTD cũng như Thông tư 36/TT-NHNN quy định rất cụ thể và vẫn đang phải áp dụng, đó là: Phải có mục đích hợp pháp; Phải có phương án khả thi; và Phải có khả năng trả nợ...”, đại diện lãnh đạo một ngân hàng cho biết.
>>> Doanh nghiệp, người dân "sợ" phí trả nợ trước hạn
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền cần đánh giá đúng thực trạng khó khăn của nền kinh tế, trên cơ sở đó trình Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; Đồng thời, đánh giá lại các quy định liên quan đến ngành nghề, đối tượng được hưởng tại Nghị định 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN để có các điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng”, ông Hùng nhấn mạnh.
Theo ông Hùng, riêng về phía các TCTD, thứ nhất, cần rà soát, đẩy mạnh cho vay các gói tín dụng, thiết kế các sản phẩm cho vay đặc thù phù hợp với từng đối tượng khách hàng, theo từng nhóm ngành nghề, để từ đó có các giải pháp linh hoạt. Thứ hai, nghiên cứu áp dụng linh hoạt điều kiện tài sản đảm bảo cho từng nhóm đối tượng khách hàng, cho vay theo chuỗi cung ứng dựa trên uy tín và mức độ rủi ro của một doanh nghiệp. Thứ ba, các ngân hàng cần từng bước ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn vào quản lý, từ đó có thể đánh giá chính xác mức độ tín dụng của khách hàng.
Có thể bạn quan tâm
Tạo cá tính riêng, chi tiêu dễ dàng với thẻ tín dụng mDigi của MSB
11:26, 21/09/2023
Tăng trưởng tín dụng TP Hồ Chí Minh: Hóa giải thách thức ở các tháng cuối năm
15:37, 17/09/2023
Các giải pháp thúc đẩy tín dụng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
16:00, 15/09/2023
Ngân hàng mua TPDN để tái cơ cấu nợ: Cần tuân thủ quy định tín dụng
03:28, 12/09/2023
Hoàn ngay 200.000 đồng khi mở, chi tiêu thanh toán bằng thẻ tín dụng nội địa Napas Sacombank
08:53, 11/09/2023
Ưu đãi tín dụng cho người mua nhà ở xã hội
05:00, 07/09/2023