Các doanh nghiệp cần phát huy tính linh hoạt, thích ứng nhưng không chệch hướng, không vi phạm sứ mệnh cao cả và tầm nhìn tốt đẹp của doanh nghiệp.
>>Thời gian "thử thách" với "độ bền" văn hoá
Đánh giá về tính thích ứng linh hoạt của các doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch gắn liền với đổi mới và sáng tạo, PGS. TS Nguyễn Toàn Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển (Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), nhìn nhận, tính thích ứng linh hoạt là một đặc thù của người Việt, của văn hóa Việt Nam truyền thống. Trong lao động, sản xuất, người Việt Nam rất linh hoạt và thích nghi nhanh chóng, vượt qua khó khăn, sáng tạo nên những giá trị mới.
PGS. TS Nguyễn Toàn Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển (Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Ảnh: Hải Phong
Hai năm 2020-2021, khi đại dịch diễn biến phức tạp, kế thừa và phát huy văn hóa dân tộc truyền thống, các doanh nghiệp tiếp tục khẳng định bản sắc văn hóa doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhanh chóng tìm ra những cơ hội mới từ thực tiễn, hành động mạnh mẽ để phục hồi.
Một số doanh nghiệp chuyển đổi rất nhanh mục tiêu kinh doanh sản xuất, như doanh nghiệp may mặc chuyển sang may khẩu trang cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Hay một số hãng xe vận tải vừa và nhỏ nhanh chóng chuyển sang vận chuyển nhu yếu phẩm, cứu trợ nhân dân vùng dịch. Các hình thức bán hàng trực tuyến phát triển phổ biến, nhiều ngành nghề kinh doanh mới xuất hiện kích cầu và thúc đẩy kinh tế phát triển.
Theo PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng, các doanh nghiệp cần phát huy tính linh hoạt, thích ứng nhưng vẫn phải bảo đảm nguyên tắc: "Kinh doanh, sản xuất tuân thủ pháp luật, không thể vượt qua giới hạn cho phép, phát huy tính linh hoạt, thích ứng nhưng không chệch hướng, không vi phạm sứ mệnh cao cả và tầm nhìn tốt đẹp của doanh nghiệp".
“Đồng thời phải phòng ngừa thói "tùy tiện cẩu thả, khôn vặt, láu cá", hay "tham bát bỏ mâm", ham lợi nhỏ, bỏ mất lợi lớn trong kinh doanh, sản xuất”, PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng bày tỏ.
>>Dấu ấn văn hoá người đứng đầu
>>“Phần hồn” của doanh nghiệp
>>Đạo đức doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp biểu hiện qua “nói đi đôi với làm”
>>“Vũ khí” cạnh tranh thời 4.0
Cho rằng văn hóa doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố liên quan đến đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, được coi là nguồn tài sản quý báu, nền tảng để xây dựng và phát triển doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng nhắc lại câu chuyện một doanh nghiệp từng thành công từ đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.
Đó là vào những năm đầu thế kỷ XX, Bạch Thái Bưởi - người được mệnh danh là "Chúa sông Bắc Kỳ" bởi tính linh hoạt, sáng tạo kỳ diệu, dám cạnh tranh khốc liệt với giới tư bản ngoại bang, đã thành công vang dội khi thức tỉnh tinh thần dân tộc của nhân dân ta.
“Bạch Thái Bưởi quyết chỉ mua vé đi tàu thủy của người Việt, không thèm đi tàu của tư bản Pháp. Vì uy tín và tấm lòng đức độ, ông đã xây dựng và phát triển được một đội tàu hùng mạnh mở rộng thị phần trong nước và quốc tế. Đây chính là vẻ đẹp của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trên nền tảng văn hóa dân tộc”, PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng nhấn mạnh.
Vẫn theo PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng, lịch sử hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nuớc của ông cha ta đã chứng minh một cách thuyết phục rằng, để sinh tồn, chủ thể của văn hóa Việt luôn có sự thích ứng, linh hoạt bằng trí thông minh và lòng quả cảm.
Vì vậy, trong hai năm 2020 - 2021 và nửa đầu năm 2022, kế thừa và phát huy văn hóa dân tộc truyền thống, các doanh nghiệp nước ta vẫn tiếp tục khẳng định bản sắc văn hóa doanh nghiệp bằng hàng loạt cách ứng xử vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19, nhanh chóng tìm ra cơ hội mới để xây dựng thương hiệu, phục hồi kinh tế.
Chương trình bình xét, trao tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022 cũng là một nội dung được VCCI triển khai nhằm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Các ứng viên doanh nhân tiêu biểu sẽ do các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan báo chí, truyền thông tìm chọn, giới thiệu và thời hạn đề cử là đến 31/8/2022. Ba bước tiếp theo trong quy trình bình xét là sơ tuyển, thẩm định thực tế và vòng chung tuyển sẽ thực hiện trong tháng 9/2022. Danh hiệu sẽ được trao tặng đúng dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam. Bên cạnh việc bình xét trao tặng Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, căn cứ hồ sơ các ứng viên trong vòng chung tuyển, Hội đồng bình xét sẽ đề xuất danh sách những doanh nhân có thành tích xuất sắc trong phòng chống đại dịch COVID-19 để tuyên dương tại Lễ công bố và trao danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022. Đây là hoạt động thiết thực để ghi nhận và tôn vinh những doanh nhân đã có đóng góp xuất sắc cho cuộc chiến chống dịch trong hơn 2 năm qua. |
Có thể bạn quan tâm
03:25, 26/08/2022
01:37, 21/08/2022
02:36, 19/08/2022
03:15, 18/08/2022
00:44, 17/08/2022
03:07, 16/08/2022
04:36, 15/08/2022
04:00, 12/08/2022
03:43, 11/08/2022