Linh hồn của cuộc đấu tranh chống tham nhũng

Diendandoanhnghiep.vn Cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng và suy thoái này đã gieo vào trong lòng người dân Việt Nam một tình cảm mới sâu sắc đối với Đảng.

>> Minh bạch để “bịt” kẽ hở tham nhũng chính sách

Chiều 20/1, Ban Nội chính trung ương tổ chức họp báo thông tin kết quả phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cho biết, lần đầu tiên hội nghị toàn quốc của 9 cơ quan Nội chính được tổ chức và đi đến thống nhất cao.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kết luận phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kết luận phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo. Ảnh: TTXVN

Tại Hội nghị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao nhiều nhiệm vụ trọng tâm công tác trong năm 2022 cho 9 cơ quan, trong đó có nhiệm vụ đưa 10 vụ án trọng điểm ra xét xử sơ thẩm.

Công bằng mà nói, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng từng bước được ngăn chặn và đẩy lùi. Có những vụ án tưởng chừng như phải dừng lại, không thể đi đến tận cùng, tuy nhiên nhờ sự kiên trì, bền bỉ đã đi được đến tận cùng.

Đáng chú ý, trong năm 2021, các cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra 390 vụ án và hơn 1.000 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ. Nhiều cán bộ cấp cao vi phạm liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, trong đó có 32 trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đã bị xử lý kỷ luật (tăng 15 trường hợp so với năm 2020).

Điểm nổi bật là đã khởi tố mới nhiều vụ án lớn, nghiêm trọng, phức tạp, tiếp tục mở rộng điều tra, kiên quyết, kiên trì đi sâu làm rõ bản chất tham nhũng, tiêu cực trong nhiều vụ án, khởi tố thêm nhiều bị can là cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, sĩ quan cấp tướng trong lĩnh vực vũ trang, trong đó 10 trường hợp cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Thậm chí, trong diễn tiến của các cuộc đấu tranh đó, dư luận, nhân dân rất sợ, e ngại rằng có một số vụ án sẽ xử kiểu “gióng chuông gõ mõ” cho vui hoặc kiểu “tắm từ vai tắm xuống”, không đủ sức răn đe, ngăn chặn tệ tham nhũng.

Vấn đề đặt ra đó là: Vì sao chống tham nhũng mạnh mẽ như thế, xử lý nghiêm nhiều hành vi vi phạm như thế, nhưng tham nhũng tiêu cực vẫn cứ trơ? Có những trường hợp sai phạm xảy ra ngay trong quá trình kiểm tra. Liệu có ai là chỗ dựa, có ai chống lưng cho hành vi tham nhũng tiêu cực hay không?

 Quang cảnh cuộc họp báo. Ảnh: QĐND

Quang cảnh cuộc họp báo. Ảnh: QĐND

>> Vụ kit xét nghiệm Việt Á cảnh báo “virus tham nhũng” còn rất nhiều

Như lời vị Phó Ban nội chính nói: “Ban đầu, có ý kiến cho rằng, đất nước đang dịch bệnh diễn biến phức tạp như thế có chống tham nhũng không? Đặc biệt liên quan đến các sai phạm trong y tế, lực lượng này đang chống dịch, có thực hiện chống tham nhũng trong y tế không?”.

Tâm đắc ở chỗ, trả lời cho câu hỏi trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định mọi thứ phải rạch ròi - chống dịch và chống tham nhũng tiêu cực là hai việc hoàn toàn khác nhau.

Ông Nguyễn Thái Học chia sẻ thêm: “Nhiều thành viên trong Ban chỉ đạo khẳng định, công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực đạt được nhiều kết quả quan trọng là nhờ vai trò chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư là linh hồn, là chỗ dựa vững chắc cho công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều áp lực, khó khăn, mọi người nhìn vào Tổng Bí thư để quyết tâm thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ”.

Có thể thấy, trong cuộc đấu tranh này nếu chỉ nói suông và không hành động thì người dân sẽ không tin. Cá nhân người viết cho rằng, tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư trong cuộc chiến này là “không có vùng cấm” đã hoàn toàn đúng đắn.

Thực tế, đại đa số người dân Việt Nam cũng đều thấy rất phấn khởi khi mà trong suốt những năm qua, sự quyết tâm của Bộ Chính trị với hạt nhân lãnh đạo là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành cuộc đấu tranh chống tham nhũng hết sức quyết liệt, không có vùng cấm, không nhân nhượng, với tinh thần bất cứ cán bộ nào sai phạm ở đâu sẽ bị xử lý đúng theo pháp luật đến đấy. 

Tất nhiên, một trong những mục tiêu của đấu tranh chống tham nhũng là thu lại tài sản thất thoát, nhưng do nhiều nguyên nhân mà số tài sản tham nhũng thu lại chưa nhiều.

Quan trọng nhất vẫn là củng cố lòng dân đối với Đảng sau một quãng thời gian sợi dây niềm tin ấy có phần bị mất kết nối. Và một điều quan trọng nữa là thông qua cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng này, bộ máy của nhà nước ta sẽ trong sạch hơn, gần dân và vì dân hơn, đồng hành cùng doanh nghiệp hơn. 

Nói cách khác, chính điều này đã làm cho cán bộ Đảng viên cơ sở cũng như người dân đồng tình ủng hộ và củng cố lòng tin đối với Đảng ta. Chính cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng và suy thoái này đã gieo vào trong lòng người dân Việt Nam một tình cảm mới sâu sắc đối với Đảng.

Sự phát triển của cuộc đấu tranh này tạo ra một thế mới cho Đảng ta, là “ý Đảng, lòng dân” gặp nhau. Mà khi “ý Đảng, lòng dân” gặp nhau là nước sẽ mạnh. Và ở đó, chúng ta sẽ nhớ, khắc sâu linh hồn của cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng – mang tên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Linh hồn của cuộc đấu tranh chống tham nhũng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713473372 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713473372 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10