Lộ diện 3 yếu tố làm “xoay chuyển” kinh tế toàn cầu

NHI NGUYỄN 11/01/2024 04:30

Lãi suất của FED, giá dầu thô và nền kinh tế Trung Quốc sẽ định hình nền kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

FED có thể cắt giảm lãi suất vào tháng 3 tới

FED có thể cắt giảm lãi suất vào tháng 3 tới

>> “Phác họa” kinh tế toàn cầu 2024

Tác động từ FED

Trong nỗ lực giảm lạm phát, FED đã tăng lãi suất chuẩn từ mức gần bằng 0 vào tháng 3 năm ngoái lên 5,25-5,5%. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống gần mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ ngay cả khi lạm phát đã giảm xuống. Kết quả cuối cùng là sản lượng của Mỹ, hơi đáng ngạc nhiên, đã tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 2%.

Điều này đã thuyết phục nhiều nhà phân tích rũ bỏ dự báo u ám đầu năm của họ về kinh tế Mỹ. Ông Raphael Olszyna-Marzys, nhà kinh tế quốc tế tại ngân hàng tư nhân J Safra Sarasin, nói với Al Jazeera: “Fed đang trên đường ngăn chặn một cuộc suy thoái và đạt được mục tiêu giảm lạm phát, điều này sẽ giúp kinh tế Mỹ hạ cánh mềm”.

Theo CME FedWatch, một công cụ theo dõi xác suất thay đổi lãi suất của Fed, có 76% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 3 tới.

Ông Raphael Olszyna-Marzys dự đoán mức cắt giảm lãi suất của FED sẽ lên tới 1% vào năm nay, sau tháng 6, chủ yếu là để thúc đẩy tăng trưởng trong nước. Nhưng việc cắt giảm lãi suất cũng sẽ khuyến khích đầu tư vào các nước thị trường mới nổi, nơi sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận tương đối cao hơn.

“Tôi kỳ vọng lãi suất của Fed giảm 1 điểm phần trăm sẽ giúp tăng GDP toàn cầu thêm 1%”, ông Raphael Olszyna-Marzys nhận định.

Không đáng ngại dầu thô

Ngay sau cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 năm 2023 của Hamas - và sự trả đũa tiếp theo của Israel - Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo rằng giá dầu thô Brent (chuẩn mực quốc tế) có thể tăng vọt nếu các nhà sản xuất trong khu vực bị lôi kéo vào một cuộc xung đột rộng hơn.

Trong trường hợp xấu nhất, WB ước tính nguồn cung dầu toàn cầu có thể giảm từ 6 đến 8 triệu thùng mỗi ngày, khiến giá dầu tăng lên từ 140 đến 157 USD/thùng. Với sự gián đoạn nhỏ hơn, báo cáo của WB cho biết thêm rằng giá dầu vẫn có thể đạt 102-121 USD/thùng.

Tuy nhiên đến nay, thị trường dầu mỏ dường như đã bỏ qua những ảnh hưởng của căng thẳng ở Trung Đông. Ngay cả khi tính đến các cuộc tấn công gần đây của phiến quân Houthi nhằm vào các tàu ở Biển Đỏ, giá dầu thô Brent đang giao dịch ở mức dưới 79 USD/thùng, giảm từ mức 92,4 USD vào giữa tháng 10/2023.

>> “Vén màn” bức tranh kinh tế toàn cầu 2024

Thực tế trên do nền kinh tế toàn cầu ở vị thế tốt hơn để chống chọi với cú sốc nguồn cung so với thời kỳ cấm vận dầu mỏ năm 1973  khi giá tăng gấp bốn lần. Ngày nay, Trung Đông chiếm 30% nguồn cung thế giới, giảm từ mức 37% cách đây 50 năm.

Hơn nữa, nguồn cung cấp năng lượng của Mỹ đã phát triển trong những thập kỷ gần đây. Đồng thời, các nền kinh tế đã trở nên tiết kiệm nhiên liệu hơn trong khi năng lượng tái tạo ngày càng sẵn có.

Ông John Baffes, Chuyên gia của WB, cho rằng nhiều nhà giao dịch đã bị thiệt hại vào năm ngoái khi đánh giá quá cao quy mô của sự gián đoạn nguồn cung dầu sau khi Nga tấn công Ukraine. Vì vậy, họ sẽ muốn thấy những rủi ro thực tế trong xung đột Israel-Palestine trước khi bắt đầu định giá nó.”

Ông nói thêm rằng “ngay cả khi giá dầu Brent tăng thêm 20 USD do các vấn đề về nguồn cung ở Trung Đông, chúng tôi vẫn không nghĩ rằng nó sẽ có tác động đáng kể đến tăng trưởng toàn cầu…"

Kỳ vọng từ Trung Quốc

Các nhà kinh tế cũng đang để mắt đến Trung Quốc do quy mô và mối liên kết sâu sắc của nước này với nền kinh tế toàn cầu. Kinh tế Trung Quốc có tác động lan tỏa đến thương mại thế giới, chuỗi cung ứng toàn cầu và giá cả hàng hóa.

Trung Quốc đang mạnh tay vực dậy nền kinh tế

Trung Quốc đang mạnh tay vực dậy nền kinh tế

Sau ba năm kiểm soát chặt chẽ “zero Covid”, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, được kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại khi bất ngờ mở cửa trở lại vào tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, kể từ đó, tăng trưởng trở nên mong manh và sản lượng bị hạn chế do sự suy giảm của lĩnh vực bất động sản.

Năm 2020, Bắc Kinh bắt đầu hạn chế việc sử dụng vốn vay của các nhà phát triển bất động sản. Lĩnh vực bất động sản, chiếm 23% GDP của Trung Quốc, đã sụt giảm trong bối cảnh giá nhà giảm và các nhà phát triển vỡ nợ .

Sheana Yue, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, cho biết: “Bất động sản đang đè nặng lên sự phục hồi của Trung Quốc. Người tiêu dùng vẫn nghi ngờ về lĩnh vực này. Sau khi giảm đòn bẩy tài chính, rất nhiều ngôi nhà mua trước đã không được xây dựng khi các nhà phát triển bất động sản phá sản.”

Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's đã hạ triển vọng xếp hạng nợ của Trung Quốc từ "ổn định" xuống "tiêu cực" vào đầu tháng này, với lý do "rủi ro gia tăng từ... tăng trưởng trung hạn thấp hơn và quy mô tiếp tục thu hẹp của lĩnh vực bất động sản".

Thị trường bất động sản Trung Quốc cũng có mối liên hệ chặt chẽ với tài chính của chính quyền địa phương, vốn đã gặp nhiều căng thẳng trong những năm gần đây.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chính quyền địa phương đã chấp nhận đầu tư cơ sở hạ tầng dựa vào tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, nhu cầu đã chậm lại sau nhiều thập kỷ đô thị hóa nhanh chóng.

Cùng với chi tiêu liên quan đến đại dịch, doanh thu bán đất giảm - nguồn thu nhập chính - đã làm hao hụt ngân sách, khiến một số chính quyền địa phương phải dựa vào Bắc Kinh để thanh toán nợ của họ.

Yue cho biết, việc phụ thuộc vào nguồn tài chính của chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng cho thấy cơ cấu tín dụng vẫn chưa tốt. “Chúng tôi cho rằng tốc độ mở rộng tín dụng ở Trung Quốc sẽ giảm từ 10% trong năm 2023 xuống còn 8% trong năm 2024”, Yue nhận định.

Trước những cơn gió ngược liên tục, Trung Quốc dự kiến sẽ công bố các biện pháp kích thích tiếp theo trong những tháng tới. Điều này kỳ vọng sẽ phục hồi kinh tế Trung Quốc, qua đó cũng sẽ tác động tích cực đến kinh tế toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế Trung Quốc tiếp tục

    Kinh tế Trung Quốc tiếp tục "giảm tốc" năm 2024?

    03:30, 27/12/2023

  • Những gam màu xám trong bức tranh kinh tế Trung Quốc

    Những gam màu xám trong bức tranh kinh tế Trung Quốc

    04:00, 21/12/2023

  • Kinh tế Trung Quốc 2024: Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng

    Kinh tế Trung Quốc 2024: Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng

    03:30, 17/12/2023

  • FED đã thực sự

    FED đã thực sự "chiến thắng" lạm phát?

    04:00, 05/01/2024

  • Giữ thận trọng sau quyết định lãi suất của Fed

    Giữ thận trọng sau quyết định lãi suất của Fed

    05:20, 24/12/2023

  • FED tiết lộ câu trả lời cho định hướng chính sách tiền tệ

    FED tiết lộ câu trả lời cho định hướng chính sách tiền tệ

    04:30, 15/12/2023

  • Nhiều tác động khó lường, giá dầu năm 2024 sẽ ra sao?

    Nhiều tác động khó lường, giá dầu năm 2024 sẽ ra sao?

    12:00, 07/01/2024

  • Giải mã “ẩn số” giá dầu năm 2024

    Giải mã “ẩn số” giá dầu năm 2024

    03:30, 04/01/2024

  • Giá dầu trong nước có thể tăng?

    Giá dầu trong nước có thể tăng?

    00:03, 28/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lộ diện 3 yếu tố làm “xoay chuyển” kinh tế toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO