Lo giấy phép con trở lại với ngành phân phối, bán lẻ

H.Trang 09/06/2018 18:55

Sự tái xuất của điều kiện kinh doanh tại dự thảo Nghị định quản lý ngành bán lẻ của Bộ Công Thương khiến dư luận lại một lần nữa lo ngại về chất lượng rà soát quy định về điều kiện kinh doanh.

Theo đó, dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh ngành phân phối yêu cầu siêu thị phải có diện tích trên 250m2 đến 10.000m2, trung tâm thương mại phải từ 10.000m2 trở lên, nếu không thì không được gọi là siêu thị, trung tâm thương mại, hay quy định thời gian mở cửa của siêu thị phải từ 10h sáng đến 10h tối...

Có thể bạn quan tâm

  • Rào cản đưa hàng hóa Việt vào hệ thống phân phối lớn quốc tế

    10:32, 13/05/2018

  • Đưa hàng Việt vào mạng lưới phân phối nước ngoài

    15:02, 08/05/2018

  • Ngừng xây dựng Đề án Hệ thống hóa mạng lưới phân phối

    05:00, 16/05/2018

 Góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về phát triển và quản lý ngành phân phối, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho rằng, Bộ Công Thương đang can thiệp quá sâu vào vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Chưa kể một số quy định có bóng dáng của việc “cài” các giấy phép con.

  VCCI kiến nghị Ban soạn thảo bỏ các quy định liên quan đến các hình thức phân phối khác không phải là “chợ” (siêu thị, trung tâm thương mại..)

Trong công văn phản hồi Bộ Công Thương, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Trưởng ban thuộc Ban Pháp chế VCCI khẳng định, theo tinh thần chỉ đạo được trích dẫn trong Tờ trình Chính phủ, mục tiêu và phạm vi xây dựng Nghị định này chỉ giới hạn ở việc điều chỉnh hai Nghị định 02, Nghị định 114, tức là “phát triển và quản lý chợ”. Tuy nhiên, việc Dự thảo mở rộng phạm vi ra cả ngành phân phối (trong đó bao gồm các cửa hàng, trung tâm đấu giá hàng hóa, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng…). Quy định như vậy dường như đã vượt quá tinh thần chỉ đạo tại Công văn số 12070 của Văn phòng Chính phủ.

xcdvgdsfnf

Quy định “thời gian mở cửa: siêu thị, trung tâm thương mại phải mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả các ngày nghỉ lễ, tối thiểu từ 10h sáng đến 22h tối” là can thiệp sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, một số quy định dự kiến tại Nghị định lại được thiết kế theo hướng thêm nhiều ràng buộc một số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. “Việc yêu cầu đơn vị kinh doanh khai thác phải “lập phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ, trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt” là sự can thiệp sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp một cách bất hợp lý. Hơn nữa, xét về tính minh bạch, đây được xem là một dạng giấy phép tuy nhiên không rõ về tiêu chí và thủ tục để có được loại giấy phép này”, bà Trang đánh giá.

Văn bản của VCCI thẳng thắn chỉ ra: quy định “thời gian mở cửa: siêu thị, trung tâm thương mại phải mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả các ngày nghỉ lễ, tối thiểu từ 10h sáng đến 22h tối” là can thiệp sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là vấn đề của thị trường, Nhà nước không cần và không nên can thiệp. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lo giấy phép con trở lại với ngành phân phối, bán lẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO