Nhà thầu Trung Quốc đã trúng gói thầu thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị, xây dựng và lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Vĩnh Tân 2.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu nhà thầu Trung Quốc vẫn thắng thầu dù chủ đầu tư đã thực hiện đúng hoặc do những ràng buộc liên quan đến điều khoản vay vốn, thì hợp đồng phải hết sức chặt chẽ để ràng buộc nhà thầu. Từng trả lời cử tri về tình trạng ở nhiều dự án có nhà thầu Trung Quốc trúng thầu, để hạn chế nhà thầu kém chất lượng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Việt Nam cần tự chủ về vốn, tránh việc vay vốn Trung Quốc quá nhiều.
Có thể bạn quan tâm
06:05, 22/12/2018
15:40, 14/12/2018
05:37, 10/12/2018
14:47, 08/12/2018
01:43, 06/12/2018
Người có thẩm quyền, chủ đầu tư phải nâng cao ý thức, trách nhiệm, năng lực trong việc tổ chức lập, phê duyệt dự án, đặc biệt là những dự án/gói thầu phải tổ chức đấu thầu quốc tế, trong đó tổng mức đầu tư của dự án phải phù hợp với công nghệ và xuất xứ của hàng hóa, thiết bị mong muốn. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các chủ đầu tư phải nâng cao năng lực, đạo đức và trách nhiệm khi thực thi nhiệm vụ để bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đấu thầu.
Đặc biệt, phải tuân thủ quy định như: bắt buộc nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu tại Việt Nam phải liên danh hoặc sử dụng thầu phụ Việt Nam; không được sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện các công việc mà lao động Việt Nam có thể đảm nhiệm được (trừ những công việc đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao); ưu tiên cho nhà thầu nước ngoài dành nhiều công việc cho nhà thầu Việt Nam; quy định nội dung đánh giá về uy tín của nhà thầu trong việc thực hiện các hợp đồng trước đó.
Theo thông tin từ Ban Quản lý Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân - Bình Thuận, nhà thầu Sinohydro Corporation Limited - Power China Kuming Engineering Corporation Limited Consortium đến từ Trung Quốc đã trúng một gói thầu EPC thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị, xây dựng và lắp đặt nhà máy tại dự án với số tiền 728 tỷ đồng tại dự án điện mặt trời Vĩnh Tân 2.
Công việc chính của nhà thầu là thực hiện thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị, xây dựng và lắp đặt nhà máy điện mặt trời Vĩnh Tân 2 với công suất 42,65MWp (Nhà máy điện mặt trời, trạm biến áp 22/110kV, đường dây mạch kép 110kV trên không và các hạng mục phụ trợ khác).
Điều khiến dư luận lo ngại là làm sao để dự án điện mặt trời Vĩnh Tân tránh được tình trạng thi công chậm tiến độ, chất lượng của hàng hóa, công trình sau khi hoàn thành không cao, xuống cấp nhanh sau khi hết hạn bảo hành... của nhiều dự án trước đây của Việt Nam khi có nhà thầu Trung Quốc trúng thầu?
Còn nhớ, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông do Công ty Hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC. Vì chậm tiến độ, cùng với thay đổi thiết kế, tổng mức đầu tư của dự án đã đội vốn lên hàng trăm triệu USD. Hay như dự án xây dựng sân vận động Mỹ Đình vào năm 2001 tổng mức đầu tư 69 triệu USD được Công ty Hanoi International Group (HISG - Trung Quốc) trúng thầu. Thanh tra Chính phủ phát hiện 94% thiết bị sử dụng xây sân vận động, tương đương 17/18 triệu USD giá trị thiết bị sử dụng của công trình này đã bị thay đổi so với hợp đồng; trong đó có 5,49 triệu USD giá trị thiết bị không rõ nguồn gốc...
Hàng loạt các dự án nhiệt điện lớn như dự án Nhiệt điện Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, Vĩnh Tân 2, Uông Bí mở rộng 2, Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2… do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện cũng không ít lần làm chủ đầu tư “toát mồ hôi” khi các nhà thầu “dọa rút” bỏ lại những dự án dở dang hoặc chậm giải ngân cho dự án. Hầu hết các dự án này đều bị chậm tiến độ từ 2 - 3 năm.