LỘ TRÌNH NÀO CHO GIÁ ĐIỆN CẠNH TRANH: Gỡ "nút thắt" phát triển

Ngọc Thái 17/07/2020 11:39

Một thực tế cần nhìn nhận, từ năm 2015, Việt Nam đã trở thành nước phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu và có xu hướng tăng lên trong dài hạn.

LTS: Trong bối cảnh hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng đột biến, nhiều ý kiến cho rằng cùng với việc gia tăng sử dụng điện còn do những bất cập của biểu giá điện bậc thang hiện hành. Bộ Công Thương đã công bố biểu giá điện bậc thang xuống 5 mức  và đưa ra đề xuất “đồng giá” hướng tới mục tiêu giảm bù chéo giữa các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt. 

p/Công ty mua bán điện quyết định mua điện của doanh nghiệp theo giá chào từ thấp đến cao, vì vậy nhiều trường hợp nhà máy thủy điện nhỏ bị ép giá, khó cạnh tranh... (Thủy điện Sông Miện - Hà Giang, một công trình thủy điện nhỏ - Ảnh: Ngọc Hà)

Công ty mua bán điện quyết định mua điện của doanh nghiệp theo giá chào từ thấp đến cao, vì vậy nhiều trường hợp nhà máy thủy điện nhỏ bị ép giá, khó cạnh tranh... (Thủy điện Sông Miện - Hà Giang, một công trình thủy điện nhỏ - Ảnh: Ngọc Hà)

Theo Quyết định 63/2013/QĐ-TTg ngày 8/11/2013, thị trường điện lực tại Việt Nam được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ: Thị trường phát điện cạnh tranh (năm 2014), thị trường bán buôn điện cạnh tranh (thí điểm từ năm 2015-2016 và hoàn chỉnh từ năm 2017-2021), thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm (từ năm 2021 – 2023) và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ sau năm 2023). Thực tế, từ ngày 1/1/2019, Bộ Công Thương mới triển khai mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

Vận hành... chậm chạp

Ông Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, sự vận hành của thị trường điện cạnh tranh hiện nay vẫn rất chậm chạp. Theo lộ trình, lẽ ra năm 2015-2016 phải chuyển sang thị trường bán buôn nhưng đến nay dù đã chính thức vận hành, thị trường bán buôn điện cạnh tranh vẫn còn ngổn ngang nhiều việc phải làm.

Vì vậy, chuyên gia này cho rằng, ngành điện cần sớm đẩy nhanh thực hiện thị trường điện cạnh tranh, hoàn thiện thị trường trên cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách, giải quyết bài toán trợ giá giữa các đơn vị liên quan…

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nhìn nhận: thị trường bán buôn điện cạnh tranh là giai đoạn mới, khó khăn hơn, việc tham gia thị trường của các nhà máy phát điện không dễ. Việc dần gỡ bỏ độc quyền 100% của ngành điện cũng không thể một sớm một chiều, dù rằng tất nhiên theo quy luật có thể có những khâu dần được tách ra theo cơ chế thị trường.

Trong khi đó, phân tích khó khăn khi triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, ông Franz Gerner, Điều phối viên nhóm Chuyên gia năng lượng, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, khuyến nghị thời điểm đưa ra thị trường bán lẻ cạnh tranh là rất quan trọng. Ông Franz Gerner cho biết kinh nghiệm từ các nước Mỹ Latinh cho thấy hầu hết các quốc gia đã ngừng thị trường bán lẻ cạnh tranh khi nhu cầu điện tiếp tục tăng nhanh và các khoản đầu tư mới vào phát điện và lưới điện không đến do sự bất định của việc vận hành thị trường bán lẻ cạnh tranh.

Theo các quyết định của Chính phủ, trong việc hình thành thị trường điện, từ năm 2021, khâu kinh doanh bán lẻ điện sẽ được tách ra khỏi khâu phân phối điện khi triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Thách thức giá điện

Trong Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 được lên kế hoạch khoảng 7,9 tỷ USD/năm (không kể các nguồn điện BOT), giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 10,8 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, với thực tế nhiều dự án điện không thể triển khai, hoặc chậm tiến độ trong 4 năm trở lại đây, có thể thấy rõ số tiền đầu tư vào điện thời gian qua không như dự tính.

Trong các doanh nghiệp nhà nước, chỉ còn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có nhiều hoạt động đầu tư nhất, nhưng số lượng cũng giảm mạnh. Cụ thể, năm 2016, giá trị khối lượng đầu tư toàn EVN là 134.858 tỷ đồng; năm 2017 giảm còn 130.934 tỷ đồng; năm 2018 chỉ còn 118.894 tỷ đồng và tới năm 2019 chỉ là 100.480 tỷ đồng, bằng 95,8% kế hoạch (giá trị giải ngân ước đạt 98.748 tỷ đồng).

Ở khối tư nhân, với khoảng 5.000 MW điện mặt trời và điện gió đã vào vận hành hiện nay, tổng vốn đầu tư thu hút được ước khoảng 100.000 tỷ đồng (4,5 tỷ USD). Tuy nhiên, số lượng các dự án điện mặt trời và điện gió triển khai trên thực tế đang theo chiều hướng giảm do lo ngại giá mua điện không còn hấp dẫn như ban đầu.

Với thực tế giá bán lẻ điện hiện chưa theo cơ chế thị trường, hay giá mua điện mặt trời, điện gió và điện LNG nói chung vẫn cao hơn giá bán lẻ điện bình quân, thì việc thu hút vốn đầu tư vào ngành điện sẽ có những thách thức để đạt được các mục tiêu về phát triển nguồn và lưới điện trong thời gian tới.

Được biết, thị trường điện bán buôn sẽ hoạt động đầy đủ vào năm 2021, sau đó, Chính phủ có kế hoạch giới thiệu thị trường bán lẻ điện cạnh tranh từ năm 2023.

Để thực hiện lộ trình này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang gửi các bộ, ngành lấy ý kiến dự thảo Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo Dự thảo Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra phương án là bán toàn bộ nhà máy sau khi đi vào hoạt động cho nhà đầu tư bên ngoài.

Có thể bạn quan tâm

  • Không phải điện một giá hay bậc thang, tối ưu phải là giá điện hai thành phần!

    Không phải điện một giá hay bậc thang, tối ưu phải là giá điện hai thành phần!

    06:00, 13/07/2020

  • Đã có 26,68 triệu khách hàng được giảm giá điện và tiền điện

    Đã có 26,68 triệu khách hàng được giảm giá điện và tiền điện

    18:17, 12/06/2020

  • Bộ Công Thương: Cảnh giác thông tin bịa đặt về giá điện

    Bộ Công Thương: Cảnh giác thông tin bịa đặt về giá điện

    01:14, 10/06/2020

  • Rà soát hồ sơ giảm giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch bị ảnh hưởng COVID-19

    Rà soát hồ sơ giảm giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch bị ảnh hưởng COVID-19

    09:42, 06/06/2020

  • TP.HCM kiến nghị tạm dừng bậc thang giá điện

    TP.HCM kiến nghị tạm dừng bậc thang giá điện

    11:30, 08/05/2020

  • Vì sao Bộ Công thương xin lùi sửa biểu giá điện sinh hoạt?

    Vì sao Bộ Công thương xin lùi sửa biểu giá điện sinh hoạt?

    09:45, 07/05/2020

  • NÓNG: Điện một giá ai được lợi, ai chịu thiệt?

    NÓNG: Điện một giá ai được lợi, ai chịu thiệt?

    18:07, 08/07/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
LỘ TRÌNH NÀO CHO GIÁ ĐIỆN CẠNH TRANH: Gỡ "nút thắt" phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO