Lộ trình tự giác “bỏ” xe máy!

NGUYỄN VIỆT thực hiện 11/04/2022 05:15

Chỉ có thể thuyết phục được người dân bỏ xe máy khi hệ thống giao thông công cộng thuận tiện, hiện đại. Khi đó, không cần cấm thì người dân cũng tự giác bỏ.

>>Hạn chế xe máy: Đừng ngại thay đổi

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú chia sẻ với DĐDN về việc 5 thành phố trực thuộc Trung ương, gồm Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ được giao tiến tới hạn chế hoặc dừng hoạt động xe máy trên một số quận sau năm 2030.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.

- Ông bình luận như thế nào về lộ trình hạn chế xe máy ở 5 thành phố trực thuộc Trung ương sau năm 2030?

Thực tế, xe máy có gây ô nhiễm môi trường. Nếu mỗi thành phố có từ 5 đến 7 triệu xe sẽ tạo ra sự “quá tải” cho môi trường. Với số lượng xe máy lớn như vậy, việc đầu tiên là gây ra tắc đường, sau đó là ô nhiễm không khí. Do đó, tôi ủng hộ việc hạn chế xe máy tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương nhưng phải theo lộ trình.

Tuy nhiên, lộ trình hạn chế xe máy ở đây không phải ở trên giấy, mà phải đi đôi với lộ trình phát triển các phương tiện công cộng.

Chúng ta phải trả lời được các câu hỏi, như tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, xe bus điện... sẽ được triển khai như thế nào? Đường giao thông tại những khu vực hạn chế xe máy ra sao? Hướng đầu tư xe bus loại nhỏ, xe đạp điện thời gian tới?

Chỉ có thể thuyết phục được người dân bỏ xe máy khi hệ thống giao thông công cộng thuận tiện, hiện đại.  Khi hệ thống giao thông của Việt Nam phát triển đồng bộ như các nước châu Âu, thì tôi tin không cần cấm thì người dân cũng tự giác bỏ.

Như vậy, hiện nay hệ thống giao thông công cộng ở Việt Nam đang còn những bất cập, thưa ông?

Thứ nhất, hệ thống giao thông công cộng chưa thuận tiện cho việc đi lại của người dân. Thứ hai, giá vé cao. Thứ ba, dịch vụ chưa đạt yêu cầu.

Do đó, chúng ta không nên bắt buộc hay “đánh đố” người dân, điều cần là sự tự giác của mỗi người khi tham gia giao thông.

>>Hạn chế xe máy: Chắc chắn sẽ khả thi!

lộ trình hạn chế xe máy ở đây không phải ở trên giấy, mà phải đi đôi với lộ trình phát triển các phương tiện công cộng.

Lộ trình hạn chế xe máy phải đi đôi với lộ trình phát triển các phương tiện công cộng.

-Ông có đề xuất gì cho lộ trình hạn chế xe máy?

Một là, hạn chế xe máy phải đi cùng phát triển nhanh, đồng bộ hạ tầng giao thông công cộng.

Hai là, khoanh vùng hạn chế. Ví dụ, có thể hạn chế xe máy tại những khu vực có mật độ dân cư dày đặc, dễ bị ô nhiễm.

Ba là, không triển khai đồng loạt theo hình thức “đốt cháy giai đoạn”.

- Theo quan điểm của ông, việc hạn chế xe máy có khả thi hay không?

Khả thi hay không là do mình, tức là do sự thay thế của các phương tiện khác một cách hợp lý để người dân có thể từ bỏ dần xe máy.

Bên cạnh đó, cần có lộ trình về khoảng cách, không gian, địa lý, loại xe máy... Đơn cử, hiện nay trên cả nước có rất nhiều xe máy đã hết hạn sử dụng nhưng chúng ta vẫn chưa xử lý được. Việc xử lý các xe máy cũ cũng là một lộ trình, và nên xử  lý vấn đề này trước tiên.

Để chủ trương này thành công, đầu tiên phải nói đến là khâu cán bộ và quyết tâm chính trị. Có một thực tế, khâu tổ chức thực hiện theo nghị quyết của chúng ta là rất kém. Vì phía sau đó có sự “giằng xé” lợi ích rất lớn.

Còn nhớ, thời điểm tôi làm lãnh đạo Sở thương mại Hà Nội cách đây hơn 20 năm, Hà Nội cũng đã “bàn” đến việc xây dựng bến xe ngầm cho giao thông công cộng, nhưng cho đến nay vẫn “chưa làm được gì nhiều”, mới chỉ nói đến không gian ngầm của Hà Nội trong phạm vi vài chục km2.

Do đó, mọi vấn đề đều phụ thuộc vào khâu tổ chức thực hiện và ai phải chịu trách nhiệm về việc thực thi đó.

-Trân trọng cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Hạn chế xe máy: Đừng ngại thay đổi

    03:00, 09/04/2022

  • Hạn chế xe máy: Chắc chắn sẽ khả thi!

    05:00, 08/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lộ trình tự giác “bỏ” xe máy!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO