Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Giá lương thực tăng cao trên toàn cầu nhưng Công ty CP Lộc Trời (LTG)- doanh nghiệp đầu ngành gạo Việt Nam, vẫn kiên định kế hoạch kinh doanh tại chỗ.
Trong quý I/2022, sản lượng xuất khẩu gạo toàn cầu tăng nhẹ và chỉ số gạo FAO trung bình vẫn tăng dần đều theo tháng, dù thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
>> Logistics cho nông sản ĐBSCL: Chi phí logistics “đè nặng” nông sản
Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho rằng, tình hình bất ổn của thế giới trong quý I/2022 đã khiến các nước đều có nhu cầu tích trữ lương thực, đẩy giá lên cao, chứ không phải do hàng hóa bị thiếu hụt.
Trong khi đó, lúa vụ Đông Xuân đã thu hoạch được 1/4 diện tích với khả năng Philippines, Trung Quốc, EU, Indonesia tiếp tục đẩy tiêu thụ mạnh hơn, khiến kỳ vọng xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn rất tích cực, đặc biệt với giá chào bán vẫn giữ khá ổn định.
Tuy nhiên, ngay cả khi có lợi về mở rộng tiêu thụ lẫn kỳ vọng xu hướng giá lên, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn không hoàn toàn hưởng lợi.
Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, cho rằng gạo Việt Nam chỉ "hưởng lợi một chút" từ việc mặt bằng giá gạo tăng vì so với chi phí đầu vào, giá gạo đầu ra không tăng tương ứng. Còn ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch CTCP Tập đoàn Lộc Trời (LTG) cho biết LTG đang đáp ứng tốt nhu cầu thị trường tiêu thụ lúa gạo trong nước và thị trường xuất khẩu, như Nhật Bản, Châu Âu và sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang các châu lục trong năm nay.
Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, LTG vẫn đang “dẫm chân tại chỗ” kế hoạch kinh doanh cũng như kế hoạch rời sàn niêm yết để lên HoSE.
Tại ĐHCĐ LTG năm 2022, có 2 vấn đề khiến cổ đông LTG “vỡ mộng”. Thứ nhất, trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2022 với chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là 400 tỷ đồng, giảm 4% so với thực hiện trong năm 2021. Mặc dù HĐQT đưa ra lý do giá lúa gạo, thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường tăng cao, khiến họ phải thận trọng với kế hoạch, song nhiều người vẫn khẳng định “nước lên, ắt thuyền lên” (!). Chưa kể, trong năm 2021, nhờ đẩy mạnh xuất khẩu và nương theo nhu cầu tích trữ lương thực, giá gạo tăng vọt, LTG đã lãi lớn.
Thứ hai, cùng với việc “đứng lại” về kế hoạch lợi nhuận, việc LTG tiếp tục rời kế hoạch sang HoSE cũng là một trong yếu tố mà các cổ đông đặt câu hỏi về việc “thiếu động lực” tiến lên của HĐQT công ty. Bởi không sang được HoSE, LTG cũng sẽ bị hạn chế khả năng mở rộng vốn, thanh khoản, tăng năng lực cho các bước tiến dài hạn.
400 tỷ đồng là chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2022 của LTG, giảm 4% so với thực hiện năm 2022.
Mặc dù không bằng lòng về các tính toán của HĐQT LTG, song các cổ đông đã thông qua kế hoạch lợi nhuận thuần giai đoạn 2022-2023 là 400 tỷ đồng.
Ngoài ra, LTG cũng sẽ phát hành riêng lẻ 12,4% số lượng cổ phiếu đang lưu hành, tương đương 10 triệu cổ phiếu, cho cổ đông chiến lược với mệnh giá 10.000đ/cp. Sau khi phát hành, vốn điều lệ sẽ tăng lên 906 tỷ đồng. Số tiền thu được từ phát hành sẽ phục vụ nhu cầu vốn lưu động. Đồng thời, LTG sẽ tiếp tục phân bổ phần lợi nhuận vượt kế hoạch vào quỹ dự phòng cho nông dân và nhân viên liêt kết. LTG đặt kế hoạch những quỹ này sẽ đạt 360 tỷ đồng mỗi quỹ trong 3-10 năm, bắt đầu từ năm 2021.
Dù chưa được đón lộc sớm như kỳ vọng hưởng lợi từ nhu cầu ăn gạo thiết yếu của toàn cầu, nhưng về dài hạn, cổ đông của LTG vẫn có thể chờ được lộc, tất nhiên là phải đủ kiên nhẫn.
Có thể bạn quan tâm