Lộc Trời lỗ nặng do chênh lệch tỷ giá

ĐÌNH ĐẠI 07/08/2022 04:45

Chi phí tài chính tăng cao nguyên do lỗ chênh lệch tỷ giá lớn, cùng với chi phí bán hàng tăng do chi phí vận chuyển và xuất khẩu tăng, khiến Lộc Trời lỗ 46 tỷ đồng trong quý II/2022.

>>>Lộc Trời đưa “hạt ngọc Việt” chinh phục thị trường "khó tính" bậc nhất

Lỗ chênh lệch tỷ giá

Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất vừa công bố, doanh thu thuần của Tập đoàn Lộc Trời (UpCOM: LTG) đạt 3.547 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn tăng mạnh hơn 34% nên lợi nhuận gộp còn tăng 6% đạt 372 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 12,83% xuống 10,48%.

Lỗ chênh lệch tỷ giá lớn, cùng với chi phí bán hàng tăng do chi phí vận chuyển và xuất khẩu tăng, khiến Lộc Trời lỗ 46 tỷ đồng trong quý II/2022.

Lỗ chênh lệch tỷ giá lớn, cùng với chi phí bán hàng tăng do chi phí vận chuyển và xuất khẩu tăng, khiến Lộc Trời lỗ 46 tỷ đồng trong quý II/2022.

Trong cơ cấu doanh thu, mảng lương thực ghi nhận 3.390 tỷ đồng, tăng 47% và đóng góp đến 57% tổng doanh thu của LTG. Các mảng kinh doanh khác như: thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống cây trồng, bao bì đều giảm. Tuy nhiên, mảng lương thực biên lợi nhuận gộp mỏng hơn 2,4%, chỉ đem về 83 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Mảng thuốc bảo vệ thực vật có biên lợi nhuận gần 37% và hạt giống cây trồng đạt 25,8%.

Đáng chú ý, trong kỳ chi phí tài chính và chi phí quản lý của LTG đều tăng cao. Theo đó, chi phí tài chính tăng gấp đôi lên 116 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng 31% lên 239 tỷ đồng, chi phí quản lý tăng 17% lên 88 tỷ đồng. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, chi phí tài chính tăng cao nguyên nhân là do lỗ chênh lệch tỷ giá lớn. Trong khi đó, chi phí bán hàng tăng do chi phí vận chuyển và xuất khẩu tăng.

Biên lợi nhuận gộp giảm cùng chi phí tăng đã khiến LTG lỗ 46 tỷ đồng trong quý II/2022, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 47 tỷ đồng. Quý gần nhất doanh nghiệp báo lỗ là quý I/2020 với 38 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần của LTG đạt 5.893 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ; lợi nhuận ròng đạt 138 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ.

Tính đến cuối tháng 6/2022, tổng tài sản của LTG tăng 16% so với đầu năm, lên gần 9.083 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 35.4% tổng tài sản với hơn 3.307 tỷ đồng (tăng 106%), chủ yếu là phải thu ngắn hạn của khách hàng. Cụ thể, phải thu của Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Hiếu Nhân là hơn 297 tỷ đồng; Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Đại Tài là gần 259 tỷ đồng, còn lại gần 1.823 tỷ đồng của các khách hàng khác.

Ngoài ra, phải thu ngắn hạn khó đòi hơn 331 tỷ đồng, trong đó Công ty đã thực hiện trích lập dự phòng hơn 300 tỷ đồng. Hàng tồn kho đạt gần 2.875 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Nguyên liệu, vật liệu chiếm 32.4%, thành phẩm chiếm 31%, hàng hóa chiếm 27% tổng giá trị hàng tồn kho…

Tuy nhiên, tại thời điểm cuối quý II/2022, khoản tiền và tương đương tiền của LTG giảm mạnh từ 1.799 tỷ đồng xuống 766 tỷ đồng, khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn cũng giảm từ 134 tỷ đồng xuống 35,3 tỷ đồng. Về phần nguồn vốn, công ty tăng vay nợ ngắn hạn từ 3.579 tỷ đồng lên 4.600 tỷ đồng, vay nợ dài hạn duy trì ở mức 58 tỷ đồng. Tổng nợ vay tăng thêm hơn 1.030 tỷ đồng, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu ở mức 1,6.

>>>Lộc Trời chưa “phát lộc”

Hưởng lợi từ giá gạo xuất khẩu

Lộc Trời được đánh giá là hưởng lợi thị trường xuất khẩu.

Lộc Trời được đánh giá là hưởng lợi thị trường xuất khẩu.

Theo Chứng khoán BSC, tính đến ngày 15/5/2022, diện tích gieo trồng lúa vụ Đông Xuân của cả nước cơ bản đạt 2.991,8 nghìn ha, giảm 0,5% do quá trình đô thì hoá và việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có lợi ích kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, năng suất và sản lượng cũng suy giảm lần lượt 2,6% và 3,2% so với vụ đông xuân năm trước, do giá phân bón tăng cao nên nông dân hạn chế đầu tư cùng với đó là ảnh hưởng của mưa trái mùa trên diện rộng trong tháng trước.

Tuy nhiên, BSC cho rằng, ngành sản xuất lúa gạo đang dần chuyển dịch sang giống lúa chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Theo đó, nhóm lúa thơm, lúa đặc sản chiếm hơn 33% diện tích gieo trồng, tăng 11.3% so với vụ Đông Xuân 2020 - 2021, trong khi tỷ trọng giống chất lượng trung bình và giống lúa nếp chiếm dưới 20% diện tích gieo trồng và giảm lần lượt 2,3% và 4% so với vụ Đông Xuân 2020 - 2021. Theo Cục trồng trọt, xu hướng chuyển dịch này tiếp tục duy trì sẽ hỗ trợ tích cực giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai.

Hơn nữa, việc giá nguyên vật liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng cao như giá phân bón tăng 90% - 120% so với cùng kỳ; thuốc bảo vệ thực vật tăng 10% - 30% so với cùng kỳ. Do chiến sự Nga-Ukraine khiến giá khí đầu vào tăng cao và việc hạn chế xuất khẩu của hai quốc gia lớn là Trung Quốc và Nga có thể gây thiếu hụt nguồn cung, trong khi, người nông dân không thể chuyển mức tăng giá nguyên vật liệu vào giá bán.

Do đó, BSC đánh giá khi nguồn cung thương mại toàn cầu bị siết chặt trong khi nhu cầu ổn định, có thể hỗ trợ giá xuất khẩu, nhưng giá nguyên vật liệu tăng cao và bất ổn chính trị kéo dài sẽ tiềm ẩn nguy cơ về giảm tỷ lệ sử dụng phân bón, làm giảm năng suất lúa và việc chuyển đổi loại hình trồng trọt, diện tích gieo trồng lúa tiếp tục suy giảm, khiến nguồn cung lương thực suy giảm cả về chất lẫn lượng trên diện rộng.

“Nhìn chung thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam tương đối phân mảnh, LTG hiện là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu gạo có chất lượng hàng đầu tại Việt Nam với quy mô trên 80.000 tấn gạo/ năm, chủ yếu xuất khẩu sang những thị trường tiềm năng như Châu Âu, Đông Nam Á,... Ngoài ra, việc hợp tác bao tiêu 2 triệu tấn lúa với doanh số 12.000 tỷ đồng với các đối tác đã đặt hàng trước để tổ chức sản xuất với các HTX khác ở ĐBSCL, giúp nâng tầm vị thế về chất lượng và sản lượng gạo xuất khẩu trong trung hạn của LTG”, BSC đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

  • Lộc Trời đưa “hạt ngọc Việt” chinh phục thị trường

    Lộc Trời đưa “hạt ngọc Việt” chinh phục thị trường "khó tính" bậc nhất

    11:48, 01/07/2022

  • Lộc Trời chưa “phát lộc”

    Lộc Trời chưa “phát lộc”

    14:14, 21/05/2022

  • Hà Tĩnh: Hàng trăm người dầm mình dưới trời rét vớt “lộc trời”

    Hà Tĩnh: Hàng trăm người dầm mình dưới trời rét vớt “lộc trời”

    03:05, 03/01/2022

  • Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời và giấc mơ về những vùng nông thôn đáng sống

    Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời và giấc mơ về những vùng nông thôn đáng sống

    01:00, 31/05/2021

  • "Chìa khóa" thành công của Chủ tịch Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn

    03:00, 03/12/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lộc Trời lỗ nặng do chênh lệch tỷ giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO