Lối đi nào cho chợ đầu mối khu vực biên giới Nghệ An? (Kỳ II): Chủ đầu tư rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”

CAO SƠN 24/11/2022 14:27

Sau nhiều lần loay hoay với việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, dự án xây dựng chợ đầu mối khu vực biên giới và khu sinh thái cửa khẩu Thanh Thuỷ vẫn rơi vào trạng thái “chết yểu”.

>>Lối đi nào cho chợ đầu mối khu vực biên giới Nghệ An? (Kỳ I): Khổ doanh nghiệp, khó chính quyền

Mặc dù, trước đó, dự án này cũng đã được chủ đầu tư là Công ty CP Tân Long triển khai một số hạng mục công trình như san lấp mặt bằng, xây dựng kho bãi, nhà xưởng… nhưng sau bao nhiêu năm, đến nay vẫn chưa thể khởi động trở lại được như kỳ vọng.

Theo tìm hiểu chúng tôi được biết, lúc dự án xây dựng chợ đầu mối tại xã Thanh Thuỷ thì lúc bấy giờ, về quy hoạch hệ thống chợ đầu mối do Bộ Công thương, không có quy hoạch xây dựng mới chợ đầu mối tại xã Thanh Thủy.

Cụ thể, theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BCT ngày 26/12/2007 của Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có quy hoạch 3 chợ đầu mối, gồm: Chợ đầu mối Nông sản Miền Trung (huyện Nghi Lộc), chợ đầu mối thủy sản (TX. Cửa Lò), chợ đầu mối thủy sản (huyện Diễn Châu).

Sau đó, tại Quyết định số 6076/QĐ-BCT ngày 15/10/2012 của Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có quy hoạch 18 chợ biên giới.

Dự án xây dựng chợ đầu mối khu vực biên giới và khu kinh doanh tổng hợp tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương. Dự án có tổng diện tích hơn 13,5 ha, có vị trí tại khu đất phía đông đường Hồ Chí Minh, thuộc thôn Thuỷ Phong, xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Chương

Dự án xây dựng chợ đầu mối khu vực biên giới và khu kinh doanh tổng hợp tại xã Thanh Thủy được triển khai cách đây hơn 10 năm, với tổng diện tích hơn 13,5 ha, có vị trí tại khu đất phía đông đường Hồ Chí Minh, thuộc thôn Thuỷ Phong, xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Chương nhưng đến nay vẫn còn dở dang

Trong đó, có Chợ cửa khẩu Thanh Thủy, chỉ với tính chất và công năng gắn với cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, vừa bán lẻ đáp ứng nhu cầu dân sinh của cư dân hai bên biên giới và khách vãng lai, vừa là đầu mối bán buôn và xuất nhập khẩu phục vụ hoạt động kinh doanh của thương nhân.

Do đó, để gỡ khó và tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục các sai phạm và triển khai dự án, bà Trần Mỹ Hà, Trưởng Phòng Quản lý thương mại - Sở Công thương Nghệ An, cho biết, Sở đã tham mưu và đề xuất giải pháp xử lý, nếu đổi tên “Chợ đầu mối khu vực biên giới” thành “Chợ cửa khẩu Thanh Thủy” thì phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam – Lào đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 6076 của Bộ Công Thương.

>>Nghệ An: Hàng trăm dự án chậm tiến độ, lãng phí quỹ đất

Còn nếu tiếp tục thực hiện dự án với tên gọi “Chợ đầu mối khu vực biên giới” thì đề nghị UBND tỉnh Nghệ An có văn bản đề xuất Bộ Công thương bổ sung quy hoạch chợ đầu mối tại Quyết định số 6481/QĐ-BCT ngày 26/6/2015 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Dù đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng dự án xây dựng chợ đầu mối cửa khẩu Thanh Thuỷ đến nay vẫn

Dù đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng dự án xây dựng chợ đầu mối cửa khẩu Thanh Thuỷ đến nay vẫn "án binh bất động" suốt nhiều năm qua

Được biết, ngày 12/8/2020, tỉnh Nghệ An đã có đoàn kiểm tra liên liên ngành về dự án này, trong đó đề nghị UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc cùng các sở, ngành liên quan, UBND huyện Thanh Chương và Công ty CP Tân Long để thống nhất về phương án xử lý đối với dự án. Tuy nhiên, từ đó đến nay tất cả vẫn chưa có động thái tiếp theo.

Lãnh đạo Công ty CP Tân Long cho biết, doanh nghiệp này đã bỏ hơn 50 tỉ đồng vào dự án này. Tuy nhiên, hiện không dám đầu tư tiếp vì hoạt động thương mại ở cửa khẩu Thanh Thủy vẫn rất hạn chế, nếu rút dự án thì doanh nghiệp sẽ thiệt hại rất lớn, nhưng đầu tư tiếp thì với điều kiện của khẩu Thanh Thủy như hiện tại, không thể có hiệu quả vì hoạt động kinh doanh ở đây hầu như chưa có. Do đó, doanh nghiệp vẫn phải cầm cự để chờ đợi khi dự án cao tốc nối từ Viên Chăn (Lào) – Hà Nội chạy qua được thực hiện, khi đó cửa khẩu sẽ thông thương nhộn nhịp.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghệ An: Hàng trăm dự án chậm tiến độ, lãng phí quỹ đất

    Nghệ An: Hàng trăm dự án chậm tiến độ, lãng phí quỹ đất

    03:00, 23/11/2022

  • "Mục sở thị" vụ triệt hạ gỗ rừng tự nhiên ở Nghệ An

    03:00, 21/11/2022

  • Nhiều gỗ rừng bị đốn hạ vô tội vạ ở Nghệ An (Kỳ II): Vì sao thủ phạm vẫn chưa bị “lật mặt”?

    Nhiều gỗ rừng bị đốn hạ vô tội vạ ở Nghệ An (Kỳ II): Vì sao thủ phạm vẫn chưa bị “lật mặt”?

    03:40, 20/11/2022

  • Nghệ An: Tràn lan các doanh nghiệp khai thác mỏ lấn, chiếm đất

    Nghệ An: Tràn lan các doanh nghiệp khai thác mỏ lấn, chiếm đất

    11:00, 18/11/2022

  • Nhiều gỗ rừng bị đốn hạ vô tội vạ ở Nghệ An (Kỳ I): Ngang nhiên chặt phá rừng tự nhiên

    Nhiều gỗ rừng bị đốn hạ vô tội vạ ở Nghệ An (Kỳ I): Ngang nhiên chặt phá rừng tự nhiên

    03:10, 18/11/2022

  • Nghệ An: Chính quyền huyện “lao đao” vì nhà thầu “bán nhanh, rút gọn”

    Nghệ An: Chính quyền huyện “lao đao” vì nhà thầu “bán nhanh, rút gọn”

    00:06, 17/11/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lối đi nào cho chợ đầu mối khu vực biên giới Nghệ An? (Kỳ II): Chủ đầu tư rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO