[LỜI GIẢI NÀO CHO SỰ BẤT CÔNG GIÁ THỊT LỢN] Lòng vòng đẩy giá phi lý

TS. Trần Duy Khanh - Viện trưởng Viện Doanh nhân APEC 17/04/2020 14:03

LTS: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành đã đưa ra nhiều giải pháp để kéo giá thịt lợn bán lẻ trên thị trường gần với giá xuất chuồng.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay mọi giải pháp đưa ra vẫn chưa đạt hiệu quả, người tiêu dùng vẫn tiếp tục phải mua thịt lợn với giá quá đắt (phi lý), còn người chăn nuôi có lợi nhuận quá thấp, không tương xứng công sức bỏ ra.

p/Biểu đồ đường đi các kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn và phần trăm lợi nhuận các khâu trung gian.p/

Biểu đồ đường đi các kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn và phần trăm lợi nhuận các khâu trung gian.

Thực tế hiện nay đang tồn tại một nghịch lý, giá thịt lợn đang chênh lệch gấp hai lần giữa giá mua tại chuồng và giá bán cho người tiêu dùng.

Những bất cập trong khâu phân phối đang khiến thị trường trở nên méo mó. Người trực tiếp sản xuất thì lợi nhuận thấp, khâu chung gian lãi lớn, còn người tiêu dùng đang chịu giá thực phẩm trên trời.

Bất công từ chuỗi cung ứng

Một ki lô gam lợn hơi mua tại trang trại với giá 80.000 đồng/kg, sau khi qua các khâu giết mổ, pha lọc, bán buôn, bán lẻ, thịt lợn tới tay người tiêu dùng phải mua với giá 160.000 – 200.000 đồng/kg (tăng 45 – 50%).

Trong khi giá thịt lợn nhập khẩu từ Nga, Ba Lan và Canada. Thịt heo đang được bán theo thùng, trực tiếp từ nhà nhập khẩu (mỗi thùng nặng từ 10-20kg), thịt chân giò chỉ từ 51.000 -60.000 đồng/kg, nạc vai 77.000 đồng/kg, cốt lết 78.000 đồng/kg, nạc đùi 80.000 đồng/kg, sườn non 85.000 đồng/kg, sườn non giá 149.000 đồng...

Còn, tại các siêu thị, thịt chân giò vẫn ở mức 128.000 đồng/kg, thịt vai 139.000 đồng/kg, thịt đùi 140.000 đồng/kg, cốt lết 138.000 đồng/kg, ba rọi 179.000 đồng/kg, ba rọi rút sườn 250.000 đồng/kg, sườn non 280.000 đồng/kg, sườn non 280.000 đồng/kg.… Như vậy, so với thịt lợn nhập khẩu, thịt lợn trong nước sản xuất vẫn đắt hơn từ 30 - 80%, tùy vào sản phẩm.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, hiện nay có tới 95% lượng sản phẩm chăn nuôi phải tiêu thụ thông qua khâu trung gian. Kênh tiêu thụ thứ nhất: Từ trang trại chăn nuôi -> người thu mua -> cơ sở giết mổ -> người bán buôn -> người bán lẻ tại các chợ – > người tiêu dùng. Ở kênh tiêu thụ này, người chăn nuôi chỉ nhận được trung bình từ 4,5 - 8,5 % tổng lợi nhuận ròng sinh ra trong cả quá trình. Trong khi đó, thương lái nhận được từ 19 - 21% lợi nhuận; cơ sở giết mổ nhận từ 5,8 - 6,3%; người bán sỉ hưởng tới 37 - 40% và người bán lẻ hưởng từ 26 - 30% lợi nhuận.

Kênh tiêu thụ thứ hai: Từ trang trại chăn nuôi -> cơ sở giết mổ -> người bán buôn -> người bán lẻ tại các chợ -> người tiêu dùng. Ở kênh tiêu thụ này, người chăn nuôi chỉ nhận được trung bình từ 5,2 - 8,5% lợi nhuận ròng; cơ sở giết mổ hưởng tới 52 - 56% lợi nhuận ròng; người bán lẻ hưởng từ 24 - 30% và người bán sỉ lĩnh từ 6,4 - 6,7% tổng lợi nhuận.

Có thể bạn quan tâm

  • Khi thịt lợn giá chỉ rẻ trên… giấy

    Khi thịt lợn giá chỉ rẻ trên… giấy

    11:10, 15/04/2020

  • "Hạ nhiệt" thị trường thịt lợn, gia cầm: Tạo thêm nhiều chuỗi cung ứng khép kín

    04:00, 13/04/2020

  • [CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN]

    [CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN] "Hạ nhiệt" thị trường thịt lợn, gia cầm: Cần thiết hình thành sàn giao dịch?

    06:10, 12/04/2020

  • Thịt lợn, thịt gia cầm

    Thịt lợn, thịt gia cầm "cố thủ" ở mức cao: Chuyên gia đề xuất tổ chức chuỗi liên kết!

    16:12, 11/04/2020

  • Giá thịt lợn

    Giá thịt lợn "cố thủ" ở mức cao: 3 Bộ giải quyết cách nào?

    05:00, 09/04/2020

  • Nghịch lý doanh nghiệp giảm giá lợn hơi nhưng giá thịt lợn vẫn chưa

    Nghịch lý doanh nghiệp giảm giá lợn hơi nhưng giá thịt lợn vẫn chưa "hạ nhiệt"

    15:46, 08/04/2020

  • Bình ổn giá thị lợn: (Bài 1) Ai mua được thịt lợn với giá rẻ?

    Bình ổn giá thị lợn: (Bài 1) Ai mua được thịt lợn với giá rẻ?

    11:00, 06/04/2020

Đi tìm nguyên nhân tăng giá

Nhìn vào cả hai kênh phân phối phổ biến trên, có thể thấy, khâu trung gian (như người thua mua, lò mổ, bán buôn và bán lẻ tại các chợ) đang được hưởng lợi rất lớn, họ đã đẩy giá gấp đôi, gấp ba lần so với giá thịt lợn tại các trang trại. Trong khi đó, người chăn nuôi phải chịu nhiều sức ép từ thương lái và thường xuyên chịu lỗ vốn hoặc có lợi nhuận rất ít ỏi…

Một số nguyên nhân chính của tình trạng trên có thể kể đến như: việc "thả nổi thị trường" thịt lợn, thịt gia cầm trong nhiều năm qua đã tạo cơ hội để thương lái (trung gian) thu lãi "khủng". Việc ‘thả nổi thị trường” đã dẫn tới hậu quả giá thịt lợn, gia cầm bị đẩy lên cao, làm cho sức mua giảm, cả người chăn nuôi và người tiêu dùng đều bị thiệt hại. Bên cạnh đó, hệ thống dự báo thị trường nông sản từ tỉnh đến trung ương còn rất yếu, không kịp thời, thiếu chính xác. Trong khi, công tác thống kê đàn gia súc thiếu chính xác…

Ngoài ra, công tác tổ chức sản xuất còn nhiều lúng túng, nặng tính hô hào, phong trào, chưa có giải pháp thiết thực, cụ thể, còn phó mặc người chăn nuôi và thị trường. Đặc biệt, vai trò quản lý nhà nước về mặt hàng tạm nhập - tái xuất là phụ phẩm thịt lợn, còn nhiều kẽ hở, đẫn tới bị tư thương lợi dụng tiêu thụ ở Việt Nam gây rối loạn thị trường, nhưng không ai chịu trách nhiệm?

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[LỜI GIẢI NÀO CHO SỰ BẤT CÔNG GIÁ THỊT LỢN] Lòng vòng đẩy giá phi lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO