[LỜI GIẢI NÀO CHO SỰ BẤT CÔNG GIÁ THỊT LỢN] Vận hành công cụ quản lí

Diendandoanhnghiep.vn Đến thời điểm hiện nay mọi giải pháp đưa ra vẫn chưa đạt hiệu quả, người tiêu dùng vẫn tiếp tục phải mua thịt lợn với giá quá đắt (phi lý), còn người chăn nuôi có lợi nhuận quá thấp...

p/Cuộc họp Thường trực Chính phủ về giải pháp bình ổn giá thịt lợn. Ảnh: Thống Nhất.

Cuộc họp Thường trực Chính phủ về giải pháp bình ổn giá thịt lợn. Ảnh: Thống Nhất.

Giá thịt lợn trên thị trường vẫn cao ngất ngưởng mặc dù cách đây gần 1 tháng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về giải pháp bình ổn giá thịt lợn.

Bộ NN&PTNT vừa buộc phải đề nghị Bộ Công Thương thành lập Ủy ban Quản lí cạnh tranh để kiểm soát việc có hay không chuyện các doanh nghiệp lớn bắt tay nhau đẩy giá thịt lợn tăng cao.

Chỉ đạo phối hợp giảm giá

Tại phiên họp Thường trực Chính phủ, Thủ tướng nêu rõ, giá thịt lợn theo cơ chế thị trường, có vai trò quản lý của Nhà nước, trong đó có chống đầu cơ, nâng giá bất hợp lý. Giao nhiệm vụ cho các Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, cơ quan quản lý Nhà nước về giá, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần kiên quyết đưa giá thịt lợn xuống (dưới 60.000 đồng/kg thịt lợn hơi) trong thời gian tới bằng các biện pháp phù hợp.

Để tiếp tục xây dựng, phát triển ngành chăn nuôi lợn theo hướng bền vững, đồng thời nhằm giảm áp lực của giá thịt lợn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường có buổi làm việc với 15 doanh nghiệp chiếm khoảng 35% thị phần thịt lợn trên toàn quốc bàn giải pháp đưa giá thịt lợn hơi xuống 60 nghìn đồng/kg. Trước mắt, đưa giá từ 75 nghìn đồng/kg xuống mức 70 nghìn; và lộ trình đến cuối quý II và quý III sẽ xuống mức 65 nghìn đến 60 nghìn đồng/kg.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, vừa qua Bộ đã cùng với cộng đồng doanh nghiệp kêu gọi điều chỉnh giá lợn theo chiều hướng giảm. Mặc dù, Bộ NN&PTNT đã nhiều lần họp với nhóm doanh nghiệp “đầu tầu” trong ngành chăn nuôi để kêu gọi việc giảm giá thịt lợn khi giá thành thị trường quá cao so với chi phí sản xuất. Thậm chí, ngay cả việc cho nhập khẩu thịt lợn để cân đối lại cung cầu trên thị trường vẫn chưa có tác động mạnh mẽ đến giá lợn thị trường trong nước. Hiện nay giá lợn hơi trong nước vẫn dao động ở mức 80.000 - 85.000 đồng/kg, trong khi chi phí sản xuất khoảng 45.000 đồng/kg. Còn, giá thịt đến tay người tiêu dùng luôn ở mức từ 160.000 đồng/kg – 180.000 đồng/kg tùy loại.

Ông Kiều Đình Thép - Giám đốc kinh doanh Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết: "Chúng tôi luôn đồng tình với các chủ trương của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, thực tế, giá lợn hơi bán tại trại của chúng tôi chỉ khoảng 74.000 - 75.000 đồng/kg, tuy nhiên, khi ra đến thị trường, việc tiêu thụ qua nhiều khâu nên giá thịt lợn mới ở mức cao".

Giải pháp và mệnh lệnh hành chính

Tình trạng găm hàng nhằm kiếm lợi nhuận là diễn biến tất yếu theo các quy luật vận hành của nền kinh tế thị trường. Đây có thể do nhu cầu về một sản phẩm vượt quá khả năng cung cấp thì sẽ khiến giá cả mặt hàng đó tăng nhanh. Tất nhiên, một bộ phận người dân sẽ mong muốn nhà nước can thiệp để giúp họ tránh bị “trục lợi” trong hoàn cảnh bất thường.

Để bình ổn giá thịt lợn Bộ Công Thương đã cho nhập khẩu từ một số nước. Tính đến ngày 15/3/2020, Việt Nam nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn hơn 25.291 tấn, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp việc nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, Bộ này kiến nghị thành lập sàn giao dịch thịt lợn và đưa mặt hàng này vào trong danh mục bình ổn giá theo Luật Giá, vì thịt lợn chiếm gần 60% trong rổ thực phẩm, ảnh hưởng lạm phát.

Về nguồn cung, Bộ NN&PTNT đã đưa ra 2 giải pháp đó là kiểm soát, khống chế thành công dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) làm nền tảng đẩy mạnh tái đàn lợn gắn với an toàn sinh học, cùng với đó thực hiện đồng bộ các giải pháp như giảm thuế để giảm giá thức ăn chăn nuôi, con giống để thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước.

Dưới góc đổ quản lí cạnh tranh, LS Nguyễn Tiến Sơn - Đoàn LS TP Hà Nội cho biết, Luật Cạnh tranh 2018 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2019) đã bổ sung thêm công cụ để xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Theo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) 2018, mức phạt 10% sẽ được áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền. Doanh nghiệp được xem là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu 1 doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan, 2 doanh nghiệp có thị phần 50%...

Tại Việt Nam mặc dù không có doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, nếu một số doanh nghiệp bắt tay nhau làm giá mà được cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi này thì vẫn có thể được xử lí theo Luật Cạnh tranh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [LỜI GIẢI NÀO CHO SỰ BẤT CÔNG GIÁ THỊT LỢN] Vận hành công cụ quản lí tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714095695 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714095695 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10