Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Chanh dây Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng đang có những lợi thế nhất định trên con đường chinh phục thị trường thế giới với sức hấp dẫn đáng kế.
>>Giải pháp cho thị trường bất động sản: Đẩy nhanh việc bơm vốn vào nền kinh tế
Chanh dây là một loại cây nông nghiệp đang có sức hấp dẫn trên thị trường thế giới, là nguyên liệu chính cho các loại nước ép hoa quả. Nhận biết được tiềm năng này, Tập đoàn đa Quốc gia Quicornac đã đến và đặt nhà máy tại Khu công nghiệp Trà Đa thành phố Pleiku. Với công suất chế biến lên đến 500 tấn một ngày, Quicornac đang mang đến làn gió mới cho cây chanh dây.
Chia sẻ về lợi thế mở của chanh dây, ông Lưu Quốc Thạnh – Giám đốc Công ty TNHH Quicornac tại Gia Lai cho hay: “Thị trường chanh dây khu vực Tây Nguyên cũng đang rất phát triển. Tuy nhiên chanh dây Gia Lai vẫn được đánh giá cao về chất lượng cũng như mùi vị. Và chúng tôi cũng rất mừng khi tỉnh Gia Lai đã đưa vào quy hoạch 20.000 ha chanh dây. Đây có thể nói nếu thành hiện thực thì kinh tế Gia Lai cũng sẽ có những thay đổi nhiều. Trung Quốc, và các nước châu Âu cũng rất quan tâm đến chanh dây tím của Việt Nam, và đây cũng là cây lên ngôi trên toàn cầu”.
Trong khu vực Tây Nguyên, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã nhìn nhận ra tiềm năng rất lớn của chanh dây, do đó đã chú trọng vào sản xuất chế biến sâu. Tập đoàn An Thái tại Đắk Lắk cũng đã triển khai dây chuyền chế biến chanh dây làm nguyên liệu xuất khẩu. Ngoài ra phải kể đến Công ty DOVECO đã triển khai nhà máy chế biến 52000 tấn hoa quả tươi trên năm tại Gia Lai. Điều này đã hình thành nên một hệ sinh thái mang tính bền vững và mở ra cho chanh dây cơ hội vươn xa.
Từ những hệ sinh thái bền vững của chanh dây mà tỉnh Gia Lai đang định hướng đến năm 2025 mở rộng diện tích cây chanh dây từ 4.500 ha hiện có lên đến 20.000 ha. Với năng suất bình quân là 40 tấn quả/ha, cây chanh dây cho thu nhập bình quân từ 250-300 triệu đồng/năm. Cao hơn nhiều lần so với một số loại cây trồng khác.
Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Lắk – ông Vũ Đức Côn cho hay hiện toàn tỉnh có hơn 1.000ha chanh leo.
“Đặc biệt, cây chanh leo trên địa bàn đã được xây dựng mã số chỉ dẫn địa lý và được thị trường Trung Quốc chấp thuận nhập khẩu chính ngạch đã mở ra cơ hội và hướng đi bền vững cho loại nông sản này. Và hiện tại cây chanh leo trồng tại địa phương nó phù hợp với tổ nhưỡng, khí hậu nên phát triển rất tốt. Với giá như hiện nay, chanh leo là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên bà con sẽ phát triển mạnh diện tích”, ông Côn cho hay.
Tây Nguyên đang là vùng trồng chanh dây lớn nhất cả nước với gần 10.000ha. Và nó đang trả cho từng mảnh đất những vị ngọt rất riêng với nhiều khởi sắc. Gia đình ông Trần Văn Hương trú tại xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai đã nếm được "vị ngọt" của chanh dây.
“Trước khi trồng chanh dây, gia đình tôi trồng cây nông nghiệp ngắn ngày khác hiệu quả rất thấp. Từ 2 năm trước gia đình tôi quyết định chuyển sang trồng chanh dây, và đến nay, mỗi ha đất trồng chanh dây cho thu nhập được từ 200-300 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế rất tốt”, ông Hương cho biết.
Chanh dây không chỉ giúp người nông dân có thu nhập tốt, mà còn hình thành những công ty, hợp tác xã chuyên thu mua và xuất khẩu chanh dây. Và Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Húng Thơm Gia Lai được hình thành từ vị ngọc của chanh dây.
Chị Đỗ Thị Mỹ Thơm, Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai cho hay: “Từ ban đầu là thu mua, đến nay Hợp tác xã đã đưa ra những sản phẩm mới như ruột chanh dây đông lạnh, nước cốt chanh dây, chanh dây sấy dẻo, bột chanh dây, trà Detox chanh dây sấy giòn, tinh dầu chanh dây…. Điều này giúp Hợp tác xã có nguồn thu ổn định nhờ xuất khẩu”.
Cây chanh leo đang đem đến một làn gió kinh tế mới cho nông nghiệp Tây Nguyên.
Có thể bạn quan tâm