Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã làm việc với 5 tỉnh Tây Nguyên để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội.
>>Bật chế độ phòng thủ trong môi trường lãi suất cao
Ngoài kết quả khả quan đạt được trong chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thì các chương trình mục tiêu Quốc gia cũng đã giúp các tỉnh Tây Nguyên hình thành nên các sản phẩm có đặc trưng riêng được nhiều doanh nghiệp quan tâm và phân phối đến nhiều khu vực và trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó là phát huy được các giá trị văn hoá của người thiểu số để kích cầu du lịch. Nông nghiệp đang thích ứng dần với nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và khởi nghiệp từ nông nghiệp. Đặc biệt hạ tầng giao thông trong khu vực nâng cấp đảm bảo giao thương hàng hoá giữa các doanh nghiệp ngày một cao.
Cùng với đó, tại một số điểm cầu, lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên đã tập trung báo cáo với Phó Thủ tướng về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại khu vực và địa phương. Trong dó có hai nhóm khó khăn, vướng mắc chính sách và nguồn lực của địa phương.
Về chính sách, một số dự án của các chương trình đang có tiến độ chậm do chưa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện; một số quy định hiện hành chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương.
Về nguồn lực, các địa phương gặp khó khăn trong việc bố trí vốn đối ứng; việc huy động các nguồn vốn thực hiện các chương trình cũng gặp nhiều khó khăn.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho hay đã nắm các đề xuất, kiến nghị của lãnh đạo, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên, đồng thời ghi nhận các thành tích, kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia. Theo Phó Thủ tướng, quá trình thực hiện 3 chương trình tại các tỉnh, thực tế có việc sử dụng nguồn vốn chưa hợp lý đối với các công trình dự án, hồ sơ chưa đầy đủ, bị áp lực giải ngân và khó khăn trong quy định của từng địa phương.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu trong quý I/2023, các bộ, ngành Trung ương phải dứt khoát hoàn tất việc ban hành văn bản hướng dẫn; sửa đổi hoặc đề xuất sửa đổi những quy định không phù hợp theo thứ tự ưu tiên, cái nào khả thi làm trước, bảo đảm hiệu quả nhất, thực thi nhanh nhất, nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện các chương trình.
Đồng thời giao Văn phòng Chính phủ trong ba ngày sau khi kết thúc các chuyến khảo sát tại địa phương, phải tổng hợp, tham mưu cho Phó Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, về những phần việc của các bộ, ngành địa phương kèm theo thời gian phải hoàn thành.
Trong giai đoạn 2021-2025, Trung ương giao tổng vốn đầu tư phát triển cho 5 tỉnh Tây Nguyên là 11.731,505 tỷ đồng, chiếm 11,73% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cho các địa phương trên cả nước. Tuy nhiên quá trình thực hiện các chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội, các tỉnh Tây Nguyên còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy định, hướng dẫn của bộ ngành, dẫn đến chồng chéo khó triển khai.
Tỉ lệ hộ nghèo bình quân năm 2022 của khu vực Tây Nguyên là hơn 8,6%, cao hơn tỉ lệ bình quân của cả nước là 5,2%. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới bình quân của vùng năm 2022 đạt khoảng 52%, thấp hơn bình quân chung của cả nước khoảng 72%. Một số tỉnh còn chờ hỗ trợ nhiều từ ngân sách Trung ương.
Đồng thời Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các cán bộ trong lãnh đạo chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia phải thực thi bằng năng lực và tầm nhìn. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, điều phối các sở, ngành. Tránh tình trạng đùn đẩy, né trách nhiệm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế rủi ro, sai sót có như vậy mới đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu của các chương trình Quốc gia.
Có thể bạn quan tâm