Long đong số phận siêu dự án Viettel muốn thoái vốn tại Mê Linh

LÊ SÁNG 20/08/2020 08:00

Siêu dự án Rose Valley ở Hà Nội mà Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) đang muốn thoái vốn có số phận long đong sau 16 năm vẫn chưa thành hình.

Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa đăng ký bán đấu giá cả lô hơn 4,58 triệu cổ phần đang nắm giữ tại CTCP Vĩnh Sơn với giá khởi điểm hơn 920 tỷ đồng. Đấu giá dự kiến tổ chức vào ngày 14/09/2020.

Phối cảnh dự án Village 16 năm vẫn chưa thành hình. Ảnh:internet

Phối cảnh dự án Rose Valley 16 năm vẫn chưa thành hình. Ảnh:internet

Long đong siêu dự án

Theo tìm hiểu của PV, Công ty CP Vĩnh Sơn có vốn điều lệ 1.150 tỷ đồng được thành lập ngày 12/9/2003 có địa chỉ tại 13-S1, KĐT Hà Tiên, xã Định Trung, Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Công ty đang có 3 cổ đông trong nước, gồm 2 tổ chức (chiếm 99,9% vốn) và 1 cá nhân (chiếm 0,1% vốn). Ngoài Viettel, cổ đông lớn còn lại chính là CTCP Bất động sản Dragon Village (chiếm 60% vốn).

Vĩnh Sơn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, chủ yếu là triển khai Dự án xây dựng “Khu đô thị thung lũng Hoa Hồng" tại xã Tiền Phong, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc và xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội. Dự án Khu biệt thự và Nhà nghỉ Nam Sơn tại Vĩnh Phúc nay là Dự án Khu đô thị thung lũng Hoa Hồng thuộc Hà Nội, có quy mô 75,51 ha.

Dự án Rose Valley đã được Công ty Vĩnh Sơn thực hiện nghiên cứu lập quy hoạch đầu tư Dự án Khu biệt thự và nhà nghỉ Nam Sơn (sau đổi tên thành dự án Rose Valley) từ năm 2004. Sau nhiều lần điểu chỉnh, đến ngày 22/07/2008, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có Quyết định số 2592/QĐ-UBND về việc phê duyệt điểu chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu biệt thự và nhà nghỉ Nam Sơn do Công ty cồ phần Vĩnh Sơn làm chủ đầu tư tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vỉnh Phúc.

Ngày 23/07/2008, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có quyết định về việc giao đất thực hiện dự án, theo đó Công ty cổ phẩn Vĩnh Sơn đã đền bù, giải phóng mặt bằng và triển khai thi công xây dựng một số hạng mục công trình theo quy hoạch được duyệt.

Đến tháng 8/2008, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc được sáp nhập về Hà Nội nên dự án đã phải tạm dừng triển khai, chờ quy hoạch phân khu đô thị để khớp nối với quy hoạch Hà Nội mở rộng.

Trong đợt rà soát các đồ án, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội, dự án này thuộc danh sách 244 đồ án, dự án được Thủ tướng cho phép triển khai đợt 1.

Ngày 27/06/2013, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 3979/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án này theo hướng mở rộng phạm vi nghiên cứu: Một phần mở rộng sang thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh ở phía Bắc và một phần mở rộng sang xã Nam Hồng, huyện Đông Anh ở phía Đông.

Đến nay, theo thông tin từ Công ty Vĩnh Sơn, công tác GPMB của dự án hiện mới cơ bản hoàn thành GPMB được 64,66ha (hiện còn 18 ngôi mộ chưa di dời) tại đất khu nhà ở thấp tầng và đất hỗn hợp. Hiện Vĩnh Sơn đã nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất phải nộp tiền sử dụng đất 1 lần (26,24 ha trong diện tích 64,66 ha).

Giá trị đầu tư lũy kế ghi nhận trên BCTC tại thời điểm 31/12/2019 là 1.126 tỷ đồng cho công tác đền bù GPMB, nộp tiền sử dụng đất, đầu tư một số hạng mục hạ tầng, trả lãi vay và các chi phí quản lý dự án. Trên thực địa, hiện dự án mới thực hiện việc san nền giai đoạn 1, xây 02 biệt thự và một số hạng mục nhà mẫu, nhà bán hàng mới xây thô.

Thung lũng hoa hồng còn “lắm gai”

Hiện nay, Công ty CP Vĩnh Sơn vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị các bước đầu tư dự án, chưa đưa vào kinh doanh nên tính đến hết năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020 công ty chưa có doanh thu từ dự án. Doanh thu thuần của công ty trong năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020 phát sinh chủ yếu từ cho thuê địa điểm chụp ảnh.

Siêu dự án Khu đô thị nhưng hiện nguồn thu chính từ Rose Village đang đến từ cho thuê địa điểm chụp ảnh cưới. Ảnh: Lê Sáng

Siêu dự án Khu đô thị nhưng hiện nguồn thu chính từ Rose Valley đang đến từ cho thuê địa điểm chụp ảnh cưới. Ảnh: Lê Sáng

Theo nhận định từ chính phía Công ty Vĩnh Sơn thì việc trình UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương Công ty Vĩnh Sơn là CĐT đối với 10,85 ha mở rộng thuộc dự án có thể gặp khó khăn do theo quy định, phần diện tích mở rộng này phải đấu thầu chọn CĐT, đồng thời khó khăn trong công tác đền bù GPMB đối với phần diện tích này. Ngoài ra, hiện công ty Vĩnh Sơn đang có khoản vay với 06 cá nhân với tổng giá trị 29,78 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Công ty Vĩnh Sơn cũng đang nợ đọng các nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất tại dự án. Cụ thể, tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2020 phải nộp dự kiến theo đơn giá mới quy định tại Quyết định số 30/2019-UBND là 433 triệu đồng, công ty Vĩnh Sơn mới nộp 48,6 triệu đồng. Tiền thuê đất năm 2019 chưa nộp là khoảng 3,14 tỷ đồng đang phát sinh lãi chậm nộp là 293,7 triệu đồng. Tiền thuê đất năm 2020 khoảng 3,42 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn có khả năng phải nộp bổ sung cho toàn bộ kỳ từ năm 2018 về trước là hơn 20,2 tỷ đồng do Chi cục thuế Mê Linh yêu cầu tính toán lại diện tích thuê đất cũng như đơn giá thuê đất cho toàn bộ kỳ trước năm 2019.

Sự long đong của siêu dự án đang là thách thức không nhỏ cho việc thoái vốn thành công của Viettel tại Công ty CP Vĩnh Sơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Cẩn trọng đầu tư cổ phiếu thoái vốn Nhà nước

    Cẩn trọng đầu tư cổ phiếu thoái vốn Nhà nước

    04:30, 07/07/2020

  • Bộ Công Thương nói gì về việc thoái vốn tại Sabeco?

    Bộ Công Thương nói gì về việc thoái vốn tại Sabeco?

    14:00, 06/07/2020

  • Thoái vốn nhà nước tại Hanel: Vì sao chậm trễ?

    Thoái vốn nhà nước tại Hanel: Vì sao chậm trễ?

    11:00, 06/07/2020

  • Thủ tướng ra “tối hậu thư” cho hàng loạt “ông lớn” thoái vốn nhà nước

    Thủ tướng ra “tối hậu thư” cho hàng loạt “ông lớn” thoái vốn nhà nước

    06:00, 30/06/2020

  • Thời sự ngày 30/06: Thoái vốn 120 doanh nghiệp có vốn nhà nước

    Thời sự ngày 30/06: Thoái vốn 120 doanh nghiệp có vốn nhà nước

    05:15, 30/06/2020

  • Kịch bản nào cho thoái vốn nhà nước tại Viglacera?

    Kịch bản nào cho thoái vốn nhà nước tại Viglacera?

    11:09, 25/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Long đong số phận siêu dự án Viettel muốn thoái vốn tại Mê Linh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO