Lúa mỳ Ukraine - "ngọn lửa" âm ỉ mới trong lòng châu Âu

TRƯỜNG ĐẶNG 24/04/2023 04:00

Vấn đề Ukraine dường như đang bắt đầu nhen nhóm những "ngọn lửa" trong lòng châu Âu, mới đây nhất là hậu quả gây ra cho ngành nông nghiệp các nước Đông Âu láng giềng của Kiev.

Ukraine tiếp tục khó khăn với các động thái mới của đồng minh

Ukraine tiếp tục gặp khó khăn với các động thái mới của đồng minh

Suốt một năm chiến sự vừa qua, các nước đồng minh châu Âu đã đứng ra hỗ trợ Kiev trên nhiều vấn đề. Trong đó, ngành sản xuất nông nghiệp của Ukraine được hưởng lợi nhất.

Sau khi bị Nga phong tỏa tuyến thông thương trên Biển Đen, sự ủng hộ của nhiều quốc gia đã giúp Ukraine – nơi được coi là vựa lúa của châu Âu – xuất khẩu được ngũ cốc của mình. Không chỉ vậy, EU còn loại bỏ thuế quan và vận động thêm các tuyến đường bộ thay thế cho phép lương thực của Kiev có thể đi qua Đông Âu và ra các thị trường bên ngoài.

Tuy nhiên, mấu chốt nằm ở việc, thay vì quá cảnh tại các quốc gia này, gồm Ba Lan, Hungary, Slovakia và Bulgaria, ngũ cốc giá rẻ của Ukraine lại ở lại, xâm nhập các thị trường và gây nguy hại cho sinh kế của nông dân địa phương. Đây chính là nguồn cơn dẫn tới một loạt các động thái căng thẳng gần đây đang khiến giới chức EU đau đầu.

Tuyến thông thương của Ukraine bị ảnh hưởng lớn bởi chiến sự với Nga

Tuyến thông thương của Ukraine bị ảnh hưởng lớn bởi chiến sự với Nga (Ảnh: BBC)

Trong tháng này, Ba Lan, Hungary, Slovakia và Bulgaria đã tuyên bố cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine, với lý do bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước trước sự tràn lan của sản phẩm giá rẻ từ Kiev.

Dòng ngũ cốc Ukraine tràn vào các quốc gia láng giềng là một vấn đề chính trị đặc biệt đối với Ba Lan – một người ủng hộ trung thành của Kiev trong suốt cuộc chiến. Trong nhiều tuần, nông dân Ba Lan đã giận dữ phản đối sự đổ bộ ồ ạt của ngũ cốc Ukraine và gây hậu quả tài chính cho họ.

>>Chiến sự Nga- Ukraine sẽ ra sao sau tổng tuyển cử của Thổ Nhĩ Kỳ?

Vấn đề này càng trở nên nóng hơn khi các quốc gia này chuẩn bị bước vào các cuộc tranh cử quan trọng. Trước khi bị các phe đối lập khai thác, chính phủ các quốc gia Đông Âu đã phải hành động nhằm hòng ghi điểm với cử tri.

Với các cuộc bầu cử diễn ra vào cuối năm nay, Đảng Luật pháp và Công lý (PiS) của Ba Lan đã phải xoa dịu những người nông dân của mình. Đầu tháng 4, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Henryk Kowalczyk đã từ chức trước sức ép từ công chúng. Người kế nhiệm của ông lập tức tuyên bố sẽ kiểm tra chất lượng ngũ cốc nhập khẩu của Ukraine.

Ông Scott Reynolds Nelson, nhà sử học tại ĐH Georgia và là tác giả cuốn “Biển Ngũ cốc: Lúa mì Mỹ đã tái tạo thế giới như thế nào”, nhận định: "Các chính trị gia đang cố gắng làm điều gì đó để nhanh chóng lôi kéo nông dân đứng về phía họ. Và việc rất đơn giản là đe dọa cắt bỏ ngũ cốc của Ukraine”.

Ngoài lấy lòng cử tri, ông Nelson cho rằng, các chính phủ này cũng có thể đang nhằm gây sức ép để “mặc cả” thêm những ưu đãi hoặc hỗ trợ của EU.

Nông dân Ba Lan biểu tình bằng máy cày phản đối ngũ cốc Ukraine trong tháng 4

Nông dân Ba Lan biểu tình bằng máy cày phản đối ngũ cốc Ukraine trong tháng 4

Trước chiến tranh, vấn đề này chưa bao giờ là một xung đột giữa Ukraine và các quốc gia láng giềng. Là vựa lúa của châu Âu, Ukraine luôn ưu tiên xuất khẩu các mặt hàng của mình ra bên ngoài Đông Âu để hướng tới các thị trường xa hơn trên tuyến Biển Đen.

Tuy nhiên, hiện nay điều đó là không thể. Sự kiểm soát chặt chẽ của Nga trên khu vực Biển Đen với các hạm đội ở Crimea khiến khả năng vận chuyển của Kiev sụt giảm nghiêm trọng. Thỏa thuận lương thực có được với Nga cũng không thể đáp ứng nổi lượng ngũ cốc tồn kho quá lớn của Ukraine. Điều này dẫn tới việc các quốc gia láng giềng giờ đây trở thành thị trường xuất khẩu chính mà nông dân Ukraine “buộc phải” nhắm tới.

>>NATO "lục đục" nội bộ vì chiến sự Nga - Ukraine

Ông Caitlin Welsh, Giám đốc Chương trình An ninh Lương thực Toàn cầu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết: “Rõ ràng Nga hiểu rằng đây là hậu quả chính của việc phong tỏa Biển Đen. Đó không chỉ là việc ngăn chặn xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine mà còn là việc gây ra chia rẽ trong lòng EU để giảm hỗ trợ cho Ukraine”.

Dù vấn đề thương mại này có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự hỗ trợ về quân sự của EU cho Kiev, nhưng nó đang khiến “vấn đề Ukraine” ngày càng trở nên nhạy cảm hơn trong chính giới các nước châu Âu. Từ một yếu tố được coi là để “đoàn kết” châu Âu, Ukraine dường như đang trở thành một yếu tố dễ gây rạn nứt hơn cho khối.

Có thể bạn quan tâm

  • Hé lộ

    Hé lộ "chấn động" về gián điệp Nga trong lòng Ukraine

    04:00, 22/04/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine sẽ thành công trong chiến dịch phản công?

    Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine sẽ thành công trong chiến dịch phản công?

    04:00, 21/04/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine sẽ ra sao sau tổng tuyển cử của Thổ Nhĩ Kỳ?

    Chiến sự Nga- Ukraine sẽ ra sao sau tổng tuyển cử của Thổ Nhĩ Kỳ?

    03:30, 19/04/2023

  • Hội nghị Ngoại trưởng G7:

    Hội nghị Ngoại trưởng G7: "Hé lộ" quan ngại của Ukraine

    04:00, 18/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lúa mỳ Ukraine - "ngọn lửa" âm ỉ mới trong lòng châu Âu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO