Luật hoá việc đánh giá cống hiến của doanh nhân - doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn LTS: Trong thời gian tới, Quốc hội khóa XV sẽ thẩm định một số luật, trong đó có Luật Thi đua, khen thưởng. Hiện, cơ quan chuyên môn đang thẩm định các nội dung liên quan đến luật này.

Liên quan đến vấn đề này, Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trò chuyện với ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Ông Hoàng Quang Phòng cho biết, trong thời điểm hiện tại, việc vinh danh tuyến đầu chống dịch, đặc biệt là vinh danh, khen thưởng các cá nhân, tổ chức trong sản xuất kinh doanh là rất cần thiết để động viên, hỗ trợ kịp thời những nhân sự xứng đáng. Tuy nhiên, việc khen thưởng cần hội đủ các điều kiện để tránh bỏ lọt những nhân sự xứng đáng, công tác thẩm định cũng cần chặt chẽ theo đúng các tiêu chuẩn trong luật và tình hình thực tế của nước ta.

- Ông đánh giá thế nào về công tác thi đua, khen thưởng các cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh?

Trong giai đoạn vừa qua, việc tổ chức thi đua, khen thưởng, vinh danh đối với các cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh đã được chú trọng hơn một bước. Các phong trào thi đua, tổ chức khen thưởng, tôn vinh vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân đã được đánh giá tích cực hơn, đã động viên, khích lệ, ghi nhận những đóng góp trong quá trình phát triển kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân.

Tuy nhiên, công tác thi đua khen thưởng đang chủ yếu tập trung vào các đối tượng là công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và cơ quan quản lý nhà nước (như tỉnh thành, quận huyện, làng xã, các bộ ngành…), nên chưa bao trùm hết cả hệ thống chính trị và xã hội, vẫn còn đối tượng đặc biệt là chủ doanh nghiệp và nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được đề cập đúng mức.

Ngày 28/7/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 51/2010/TTg về việc ban hành Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm do họ tạo lập. Tuy nhiên, hình thức này đang được coi là “ngoài luật” không được tính là hình thức khen thưởng chính thống, mặc dù hình thức này đã được xã hội và công luận ghi nhận, đánh giá, tiến cử, điều này là chưa được khách quan.

Những thành tích và đóng góp của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp với sự phát triển nền kinh tế đất nước và xã hội là rất lớn, doanh nghiệp – doanh nhân đã được chính danh trong Hiên pháp, họ có khát khao cống hiến, thành tích của họ được xã hội công nhận bằng các giải thưởng, danh hiệu, nhưng những thành tích đó lại chưa được luật hóa để tính là điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng thành tích cao hơn.

Việc phát hiện các đơn vị, nhân sự hội đủ các điều kiện để trình các cấp khen thưởng cần do nhiều cấp, nhiều đơn vị, nhiều người cùng tiến hành để đảm bảo tránh bỏ lọt các đối tượng xứng đáng được đề nghị khen thưởng, công tác thẩm định cần chặt chẽ theo đúng các tiêu chuẩn trong luật.

Top 20 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu được tôn vinh năm 2019.

Danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu – Cúp Thánh Gióng” là hình thức khen thưởng, tôn vinh các doanh nhân có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng doanh nhân và nền kinh tế đất nước 

- Tuy nhiên, việc tổ chức thi đua, khen thưởng, vinh danh còn một số hạn chế, thưa ông?

Đúng vậy, một số phong trào thi đua được phát động nhưng có lúc, có nơi và thời điểm là hình thức, có phát động thi đua nhưng khi tổ chức thực hiện thì hiệu quả chưa được như mong muốn và phù hợp với các tiêu chí quy định, việc đánh giá tổng kết và khen thưởng chưa kịp thời.

Vẫn còn có những danh hiệu được tôn vinh không đúng thẩm quyền, không hiệu quả gây lãng phí và còn biến tướng thành các hình thức khác nhau như bình xét, bình chọn… gây bức xúc trong xã hội và bất cập trong công tác quản lý.

Thực tế, tiêu chuẩn của các danh hiệu chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, việc bình xét còn chưa được minh bạch, chặt chẽ vẫn còn cảm tính và cào bằng.

Khen thưởng còn mang tính một chiều. Có đề nghị, đề xuất thi đua và khen thưởng chưa có tính phát hiện, xây dựng điển hình từ các tổ chức, cơ quan đơn vị. Đáng nói, vẫn còn tồn tại cơ chế “xin - cho” trong thi đua khen thưởng.

- Theo ông, để đảm bảo khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng việc, cần phải lưu ý những gì?

Về thủ tục, hồ sơ khen thưởng còn quy định phức tạp, rườm rà mất rất nhiều thời gian chưa phù hợp với xu thế và yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính. Vì vậy, rất cần được điều chỉnh để dễ làm, dễ thực hiện và kiểm tra được, đồng thời cũng giúp cơ quan thẩm định dễ thẩm định và có đề xuất chính xác giúp cấp quyết định khen thưởng có đủ điều kiện ra quyết định phù hợp, đảm bảo khen thưởng kịp thời.

Về thẩm quyền, tuyến trình, các điều kiện tiêu chuẩn của các hình thức thi đua khen thưởng hiện nay đang được tập trung xây dựng theo đơn vị hành chính và cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực. Bởi vậy, việc phát hiện và khen thưởng các doanh nghiệp, doanh nhân chưa được kịp thời và gặp rất nhiều khó khăn vì: Các doanh nghiệp hiện nay thường hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề và trên nhiều địa bàn trong và ngoài nước nên nếu quy định cơ quan nào, địa phương nào ra quyết định thành lập và hoặc trụ sở chính của doanh nghiệp đóng trên địa phương nào thì địa phương đó trình khen…, quy định như vậy sẽ phải qua rất nhiều cấp, mất nhiều thời gian và rất khó khăn cho doanh nghiệp, doanh nhân và nhà quản lý.

Sáng 27/4/2021, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị họp mặt doanh nghiệp năm 2021 và biểu dương khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020. Ảnh: Lê Sen – TTXVN

UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị họp mặt doanh nghiệp năm 2021 và biểu dương khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020. Ảnh: Lê Sen – TTXVN

- VCCI có kiến nghị, sửa đổi như thế nào trong dự thảo Luật thi đua khen thưởng, thưa ông?

Từ những thực tế nói trên, VCCI kiến nghị:

Luật cần được xây dựng và bổ sung các đối tượng điều chỉnh rộng liên quan đến cả hệ thống chính trị.

Cần bổ sung thêm tổ chức đại diện người sử dụng lao động, đây là tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân vào phạm vi điều chỉnh và tuyến trình khen thưởng, đảm bảo công tác phát hiện (kể cả phát động phong trào thi đua)  đề xuất, trình khen thưởng đối với doanh nghiệp, doanh nhân nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phù hợp và kịp thời.

Về thủ tục, hồ sơ cần được nghiên cứu và quy định cụ thể cho từng hình thức theo hướng giảm thủ tục hành chính.

Thành tích của các danh hiệu và hình thức tôn vinh cần được luật hóa (sự tôn vinh của cấp nhà nước, cấp trung ương, bộ, ngành, cấp địa phương…) làm cơ sở, điều kiện để khen hình thức cao hơn.

- Xin cảm ơn ông!

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Luật hoá việc đánh giá cống hiến của doanh nhân - doanh nghiệp tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713480044 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713480044 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10