Năm 2007 chi phí bôi trơn của doanh nghiệp chiếm 64%. Tới năm 2017, tức là sau 10 năm, chi phí bôi trơn vẫn còn cao, ở mức 58% (chỉ giảm 6%).
Luật sư Trần Hữu Huỳnh- Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đã cho biết như vậy tại Diễn đàn Doanh nghiệp 2019 với chủ đề “Nhận diện kinh tế Việt Nam 2019 và khả năng thích ứng của doanh nghiệp” do Báo Diễn Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 23/11.
Luật sư Trần Hữu Huỳnh- Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp 2019 với chủ đề “Nhận diện kinh tế Việt Nam 2019 và khả năng thích ứng của doanh nghiệp”.
Có thể bạn quan tâm
16:00, 23/11/2018
14:57, 23/11/2018
15:48, 23/11/2018
10:00, 23/11/2018
Thứ hai, Chính phủ chúng ta là Chính phủ khiêm tốn khi lấy những tiêu chí, những chuẩn mực quốc tế… làm cơ sở để thiên hạ chấm điểm mình. Ví dụ, việc dùng chỉ số của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vừa qua để chấm điểm về môi trường kinh doanh của Việt Nam… Đây là cuộc chơi quốc tế hội nhập, lấy tiêu chuẩn của họ để nhìn nhận, đánh giá mình, tự soi mình vào đủ cho thấy sự khiêm tốn và cầu thị; Chấp nhận để cho cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội đánh giá Chính phủ, từ đó, để tìm ra phương thuốc chữa bệnh.
“Có thể nói, về nhận thức của Chính phủ là rất tốt nhưng về hành động, chúng tôi thấy rằng, Chính phủ đang làm tốt kiến tạo nhưng về hành động đang có vấn đề. Cụ thể, chi phí bôi trơn của doanh nghiệp vẫn còn rất lớn”. – ông Huỳnh nói.
Đánh giá từ cuộc khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vào năm 2007 cho thấy, chi phí bôi trơn chiếm 64%. Tới năm 2017, tức là sau 10 năm, chi phí bôi trơn vẫn còn cao, ở mức 58% (chỉ giảm 6%). Và mục tiêu đặt ra là năm 2018, sẽ kéo chỉ số chi phí bôi trơn doanh nghiệp giảm xuống một nửa, chỉ còn 32% là không khả thi. “Mức độ giải trình và chịu trách nhiệm là mục tiêu chính của quốc gia minh bạch trong hội nhập nhưng theo tôi đánh giá chúng ta chưa làm được”. – ông Huỳnh nhìn nhận.
Vẫn theo ông Huỳnh, chúng ta luôn luôn nói đến cơ hội nhưng không bao giờ khai thác cơ hội. Chúng ta luôn nói tới thách thức nhưng cuối cùng thách thức luôn nằm đấy, trùm mền, từ đó, cơ hội sẽ đi qua.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc, Việt Nam luôn nhắc nhiều tới công nghệ 4.0 bởi vì chúng ta chưa làm được gì nhiều liên quan tới 4.0. Nếu nhìn sang các nước phát triển, khi mà người ta làm rất tốt công nghệ 4.0 thì đâu cần phải nói nhiều. Có nước họ đã chế ra được các loại nguyên liệu dẫn nhiệt và dẫn điện bền gấp 200 lần chất liệu thép nhưng kích thước chỉ nhỏ bằng 1/1 triệu sợi tóc. Đó là sự phát triển rất thần kỳ đến khó tin nhưng thực tế họ đã làm được. Nó chỉ thật sự khó tin, bất ngờ nếu đặt vào hoàn cảnh Việt Nam.
Nhận định ứng dụng công nghệ và xu hướng nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Việt Nam, TS Đinh Thế Hiển -Viện trưởng Viện Kinh tế, nhận định: Năng lực cạnh tranh là yếu tố quyết định kinh doanh thành công trong nền kinh tế thị trường và hội nhập. Do đó, đổi mới công nghệ có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp.
Chỉ số năng lực cạnh tranh của VN liên tục tụt giảm trong các năm gần đây. Và điều này cho thấy năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp VN thấp do nhiều yếu tố. nguyên nhân cốt lõi dẫn tới sự yếu kém này là: “Tổ chức quản lý kém, Công nghệ lạc hậu, Tài chính hạn chế, Thiếu R&D…”.
Do đó, ở thời kỳ hội nhập và phát triển mạnh công nghệ 4.0, các doanh nghiệp cần cần chú ý những nguyên tắc phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế mới từ 2019 và những năm tiếp theo, cụt hể: Không dựa vào quy mô vốn mà dựa trên mô hình tổ chức và lợi thế sản xuất; Tìm kiếm hiệu quả từ mô hình sản xuất kinh doanh và đầu tư sản phẩm chuyên biệt, chất lượng…; Đầu tư công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; Ứng dụng IT trong quản lý kinh doanh để bù đắp thiếu hụt nhân lực…