Lực đẩy mới cho ngành du lịch: Giải pháp để “mở cửa”

NGUYỄN QUÝ PHƯƠNG - Vụ trưởng Vụ Lữ hành 08/04/2021 14:20

Dù COVID nhưng trong năm 2020, Việt Nam vẫn đạt 50 triệu lượt khách du lịch nội địa. Có được điều này nhờ sự thích ứng linh hoạt của các doanh nghiệp, cộng hưởng chính sách của nhà nước.

LTS: Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đi tìm giải pháp đón khách quốc tế trong bối cảnh dịch. Các phương án đón khách du lịch quốc tế, duy trình xúc tiến sản phẩm du lịch dưới hình thức trực tuyến đã và đang được triển khai. Việc đề xuất phương án đón khách du lịch không chỉ phát triển kinh tế địa phương mà còn tạo thêm cạnh tranh điểm đến.

 Tỷ trọng đóng góp của khách du lịch nội địa và quốc tế tại Việt Nam 2015-2020. Nguồn: Tổng cục Du lịch

Tỷ trọng đóng góp của khách du lịch nội địa và quốc tế tại Việt Nam 2015-2020. Nguồn: Tổng cục Du lịch

Việc mở cửa thị trường du lịch quốc tế là vấn đề ảnh hưởng đến mọi ngành, lĩnh vực như: du lịch, thương mại, kinh tế, ngoại giao... và các nhà đầu tư. Do đó, cần triển khai nhanh chóng để tránh đánh mất cơ hội từ các nguồn lực nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam phải mở cửa thông minh và tuân thủ nguyên tắc quản lý rủi ro trước tình hình Covid-19.

Tính tới các phương án cụ thể

Ngày 23/3/2021, Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đi tìm giải pháp đón khách quốc tế trong bối cảnh dịch. Thực tế, khi dịch vẫn đang diễn ra, Bộ vẫn chuẩn bị phương án đón khách du lịch quốc tế, duy trình xúc tiến sản phẩm du lịch dưới hình thức trực tuyến. Trong bối cảnh hiện nay, việc đề xuất phương án đón khách du lịch không chỉ phát triển kinh tế địa phương mà còn tạo thêm cạnh tranh điểm đến.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đang soạn thảo các phương án mở lại thị trường quốc tế để trình Chính phủ. Tuy nhiên, lộ trình mở cửa của Việt Nam sẽ theo cách thức thí điểm từng bước, không mở cửa ồ ạt. Đồng thời, việc mở cửa sẽ lựa chọn loại hình du lịch, ưu tiên du lịch ít tiếp xúc như tour du lịch cách ly kết hợp chăm sóc sức khỏe, chơi golf...

Về phương án, lộ trình đón khách quốc tế, Bộ sẽ triển khai giai đoạn thí điểm đầu tiên. Nước ta dựa vào hộ chiếu vaccine, kết hợp với công tác xét nghiệm, tuân thủ nguyên tắc 5K để đảm bảo an toàn tối đa cho du khách cũng như người dân địa phương.

Bên cạnh đó, chúng ta còn cần ứng dụng công nghệ để có nền tảng hiển thị chứng chỉ tiêm chủng, phối hợp với địa phương trong việc nghiên cứu chọn địa điểm thích hợp để đón khách quốc tế, từ đó, thúc đẩy quá trình mở cửa du lịch quốc tế. Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng doanh nghiệp luôn hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng. Nếu đảm bảo được những điểm này, tỷ lệ mở cửa thành công sẽ khá cao.

Ngoài ra, mở cửa quốc tế không chỉ phát triển du lịch mà còn thúc đẩy giao thương. Du lịch quốc tế là lĩnh vực quan trọng nhưng nhà nước chưa từng coi nhẹ thị trường nội địa. Từ lâu, Việt Nam đã có chương trình kích cầu du lịch nội địa - "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" nhưng do bối cảnh lúc đó không có khủng hoảng kéo dài như hiện nay nên hoạt động này chưa nổi bật.

àd

Nếu Việt Nam không khởi động sớm sẽ bỏ qua cơ hội để đón khách. 

Sẽ đón khách quốc tế sau quý 3?

Ngành du lịch đang sống nhờ vào du lịch nội địa và thị trường này vẫn còn rất nhiều dư địa để khai thác. Tuy vậy, mảng khách quốc tế vẫn rất quan trọng khi hơn 50% doanh thu đến từ nhóm khách này. Nếu Việt Nam không khởi động sớm sẽ bỏ qua cơ hội để đón khách. Trong xu thế cả thế giới đang khẩn trương tiêm vaccxin, việc áp dụng "hộ chiếu vắc xin" là chủ trương nhận được sự đồng thuận rất lớn, bởi sẽ tạo thuận lợi cho việc đi lại của công dân các nước, giúp hồi phục kinh tế.

Việc mở cửa cũng sẽ lựa chọn doanh nghệp tham gia có tiềm lực, đủ năng lực thực hiện quy trình an toàn và xử lý khi có sự cố. Ngoài ra, phải có đồng thuận với địa phương, chuẩn bị cơ sở hạ tầng - phối hợp với Bộ Y tế để triển khai thẻ thông hành (Travel Pass). Dù vậy, sớm nhất phải sau quý 3 mới mở cửa, khi thị trường du lịch nội địa qua cao điểm và các doanh nghiệp có đủ điều kiện để đón khách...

Để mở cửa đón khách quốc tế bằng “hộ chiếu vaccine”, cần phải có mô hình thí điểm, trong đó lựa chọn loại hình du lịch ít tiếp xúc, doanh nghiệp tham gia có năng lực đảm bảo an toàn cho du khách lẫn cộng đồng.

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Thị trường du lịch Việt Nam là không gian phát triển vô tận. Vì vậy Việt Nam cần chú trọng xây dựng hình ảnh ATK (an toàn khu) về du lịch với du khách toàn cầu.  Đồng thời, các địa phương cần kiến tạo dịch vụ thân thiện với từng cá nhân, kết nối các vùng lợi thế để tạo nên chuỗi liên kết phát triển du lịch.  

Có thể bạn quan tâm

  • T&T Group bắt tay đối tác Nga tìm giải pháp gỡ khó cho ngành du lịch

    T&T Group bắt tay đối tác Nga tìm giải pháp gỡ khó cho ngành du lịch

    09:46, 30/03/2021

  • Quảng Ninh: Đi tìm lời giải cho bài toán tái khởi động ngành du lịch

    Quảng Ninh: Đi tìm lời giải cho bài toán tái khởi động ngành du lịch

    01:03, 19/03/2021

  • Ngành du lịch kiện toàn dịch vụ nâng chất lượng

    Ngành du lịch kiện toàn dịch vụ nâng chất lượng

    11:00, 25/02/2021

  • Nhận “cú đấm bồi” từ COVID-19, ngành du lịch khách sạn sẽ ra sao?

    Nhận “cú đấm bồi” từ COVID-19, ngành du lịch khách sạn sẽ ra sao?

    14:30, 05/02/2021

  • Ngành du lịch toàn cầu tệ hại ra sao trong

    Ngành du lịch toàn cầu tệ hại ra sao trong "năm COVID thứ nhất"?

    03:45, 01/02/2021

  • Hàng loạt kế sách đưa du lịch Việt Nam phục hồi mạnh sau dịch

    Hàng loạt kế sách đưa du lịch Việt Nam phục hồi mạnh sau dịch

    03:30, 04/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lực đẩy mới cho ngành du lịch: Giải pháp để “mở cửa”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO