Nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, nhiều hãng lữ hành đã tích hợp giải pháp Cross-selling (bán chéo sản phẩm) để tăng giá trị cho khách và tạo ra sự khác biệt.
LTS: Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đi tìm giải pháp đón khách quốc tế trong bối cảnh dịch. Các phương án đón khách du lịch quốc tế, duy trình xúc tiến sản phẩm du lịch dưới hình thức trực tuyến đã và đang được triển khai. Việc đề xuất phương án đón khách du lịch không chỉ phát triển kinh tế địa phương mà còn tạo thêm cạnh tranh điểm đến.
Theo chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang, mặc dù đây không phải là chiến lược mới, nhưng đã bị nhiều doanh nghiệp lữ hành “lướt qua”. Cross-selling không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp là gia tăng giá trị đơn hàng của khách, tăng doanh thu cho nhà hàng – khách sạn, mà còn gián tiếp giúp nhân viên nâng cao khả năng phục vụ khách hàng, giúp họ tìm và lựa chọn những sản phẩm – dịch vụ phù hợp hơn, từ đó tạo ra ấn tượng tốt và sự hài lòng cao trong mắt khách hàng.
- Tuy nhiên, cái khó với những doanh nghiệp muốn áp dụng chiến lược này, đó là làm thế nào để liên kết? Liên kết với ai, thưa ông?
Doanh nghiệp du lịch đang có xu hướng muốn dành khoản đầu tư nhỏ hẹp của mình đúng hướng, nếu sai sẽ mất hết khoản tiền nhiều năm tích góp. Đến ngay cả “ông trùm” du lịch Hoàn Mỹ "chuyên tour Mỹ", đó là Founder kiêm CEO Nguyễn Thế Khải trong năm 2020 do tất cả đều bị “đóng băng”, đã phải quay lại quay về thị trường du lịch nội địa bằng việc tự đi khảo sát những sản phẩm trong nước. Lâu nay doanh nghiệp này “định vị” là du lịch cao cấp, nhưng bây giờ đã rút kinh nghiệm là không “bỏ trứng vào một giỏ”, mà phải đi tìm liên kết tại các địa phương.
Đơn cử, Tây Nguyên như thế nào? Miền Bắc ra sao? Tây Bắc có gì hấp dẫn? Họ không đầu tư nhưng đi tìm và gợi ý cho những đối tác cần liên kết theo đúng định vị của mình, nếu thấy hợp lý thì mới bắt tay hợp tác. Quá trình đó sẽ đi từ sản phẩm ra phân phối, mà không chỉ “khơi khơi” liên kết là phân phối. Vì như vậy không tạo ra được sự khác biệt, làm marketing đúng nghĩa là phải có tầm chiến lược, có sản phẩm khác biệt, sản phẩm độc đáo... rồi sau đó mới đi đến liên kết giữa sản phẩm và thị trường.
- Nhưng có ý kiến cho rằng, liên kết chéo là hướng mở để vượt qua khủng hoảng, nhưng chỉ là giải pháp tạm thời, thưa ông?
Sau khủng hoảng, du lịch sẽ “bùng nổ”. Hiện nay, du lịch Việt Nam chỉ “thua” du lịch Thái Lan về kinh tế đêm, nhưng quan điểm này của Việt Nam cũng đang dần cởi mở. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ không làm du lịch theo kiểu “trần trụi” như Thái Lan.
Mặc dù ngành du lịch Việt Nam đang phải “án binh bất động”, nhưng sức bật sẽ rất mạnh mẽ, với tư thế và chiến lược mới. Đó là mở rộng chứ không “bỏ trứng vào một giỏ”.
Và bây giờ du lịch Việt Nam phải thay đổi tư duy và chiến lược bằng việc mở rộng ngôn ngữ, mở rộng thị trường đích. Đơn cử, với thị trường Trung Đông thì bán như thế nào? Ấn Độ có tiềm năng hay không? Chứ không chỉ có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu hay Mỹ.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm