Lục Nam (Bắc Giang): Phát triển sản phẩm OCOP từ thế mạnh chủ lực

Bài, Ảnh: KIM DUNG - VŨ PHƯỜNG 30/11/2023 03:45

Là huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh về nông sản, huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã phát triển được nhiều sản phẩm OCOP chất lượng cao, có chỗ đứng trên thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

>>> Về miền na dai Lục Nam

Vùng trồng na dai tại xã Đông Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Vùng trồng na dai tại xã Đông Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Tạo sức bật cho OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Lục Nam đã và đang khơi dậy tiềm năng, lợi thế của địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần tác động mạnh mẽ đến phát triển khu vực nông thôn trên địa bàn huyện này.

Theo UBND huyện Lục Nam, thời gian qua, huyện đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP để các tầng lớp xã hội và người dân thấy được lợi ích, giá trị kinh tế, giá trị nhân văn khi tham gia Chương trình OCOP.

Việc phát triển sản phẩm OCOP luôn gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường.

Các sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang được du khách quan tâm tại Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23 năm 2023

Các sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang được du khách quan tâm tại Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung (tỉnh Lào Cai) lần thứ 23 năm 2023

Bên cạnh đó, huyện phát triển sản phẩm OCOP theo 06 nhóm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương, theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa địa phương...), gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng. Đồng thời, khuyến khích các chủ thể sản xuất đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường; xây dựng các mô hình phát triển vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị.

Để phát triển bền vững kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và thương hiệu cho nông thôn huyện Lục Nam, huyện định hướng xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo từng địa phương. Đối với các sản phẩm OCOP, huyện sẽ nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng (đạt 3 sao trở lên) gắn với nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Những việc làm thiết thực này sẽ mang lại hiệu quả cao cho nông sản, tạo sức bật cho các sản phẩm OCOP vươn xa trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc HTX na dai Đại Đồng, xã Đông Phú cùng người dân đóng gói sản phẩm na để đưa ra thị trường

Ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc HTX na dai Đại Đồng, xã Đông Phú cùng người dân đóng gói sản phẩm na để đưa ra thị trường

>>>Lục Nam (Bắc Giang) hút đầu tư để phát triển du lịch

>>> Huyện Lục Nam (Bắc Giang) - Dấu ấn nửa nhiệm kỳ Đại hội

Hướng đi bền vững cho nông dân

Phóng viên có dịp về xã Đông Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang những ngày cuối năm 2023, đúng thời điểm mùa na thứ 2 trong năm đang chín rộ. Hướng dẫn phóng viên tham quan “thủ phủ na dai”, ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc HTX na dai Đại Đồng, xã Đông Phú cho biết, từ nhiều năm nay, cây na đã trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế, mang lại cuộc sống ổn định cho người dân địa phương.

Theo ông Định, HTX na dai Đại Đồng mới được thành lập được thời gian ngắn với 28 thành viên, xuất phát từ nhu cầu liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm na dai. Na được trồng trên diện tích khoảng 14,5ha, mang lại thu nhập bình quân 20 triệu đồng/sào/năm. Như vậy, với một mẫu ruộng (10 sào Bắc Bộ - PV), người nông dân sẽ thu được từ 200 triệu đồng trở lên mỗi năm. Đây là mức thu nhập tương đối cao so với canh tác các loại cây trồng khác trên địa bàn.

Người trồng na ở xã Đông Phú, huyện Lục Nam luôn chịu khó học hỏi, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm qua quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng để phục vụ tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

Người trồng na ở xã Đông Phú, huyện Lục Nam luôn chịu khó học hỏi, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm qua quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng để phục vụ tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

“Để nâng cao thương hiệu na dai Đại Đồng, mở rộng thị trường tiêu thụ, trong năm, HTX na dai Đại Đồng thường xuyên tham gia các hội chợ tiêu thụ nông sản do tỉnh Bắc Giang tổ chức. Thông qua các hội chợ, sản phẩm na của Đông Phú sẽ được nhiều người biết đến hơn, cũng là dịp để các HTX, doanh nghiệp tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác, liên kết phát triển kinh tế giữa Lục Nam với các địa phương khác trên cả nước. Qua đó, giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nắm bắt nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm”, ông Nguyễn Văn Định chia sẻ.

Huyện Lục Nam hướng tới phát triển mô hình du lịch trải nghiệm gắn với các sản phẩm OCOP địa phương

Huyện Lục Nam hướng tới phát triển mô hình du lịch trải nghiệm gắn với các sản phẩm OCOP địa phương

Hàng năm, các HTX luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của Sở Nông nghiệp và PTNT, chính quyền huyện Lục Nam về đầu tư phân bón, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào quy trình sản xuất, tổ chức tập huấn kiến thức về sản xuất nông nghiệp, bán hàng thương mại điện tử, học tập kinh nghiệm từ các địa phương khác,…

Hiện nay, sản phẩm na dai Đại Đồng đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng OCOP 3 sao. Việc này sẽ khuyến khích người dân tích cực sản xuất theo hướng hữu cơ, đảm bảo chất lượng nông sản sạch, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay.

Giám đốc HTX na dai Đại Đồng Nguyễn Văn Định kiến nghị, thời gian tới, HTX mong muốn các cấp chính quyền tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Nam và các cơ quan chức năng tiếp tục quan tâm, hỗ trợ phân bón, tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây để na dai Đại Đồng luôn có năng suất cao, chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm và có thể vươn xa trên thị trường Việt Nam, hướng tới xuất khẩu trong tương lai không xa.

Tỉnh Bắc Giang khuyến khích các chủ thể sản xuất đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường; xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo từng địa phương. Ngoài ra, tỉnh đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với thị trường du lịch.

Có thể bạn quan tâm

  • Tuổi trẻ Bắc Giang chung tay xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp

    Tuổi trẻ Bắc Giang chung tay xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp

    20:20, 11/11/2023

  • Techfest Bắc Giang 2023: Khởi đầu sáng tạo - Khát vọng vươn xa

    Techfest Bắc Giang 2023: Khởi đầu sáng tạo - Khát vọng vươn xa

    10:33, 10/11/2023

  • Hải Dương, Quảng Ninh và Bắc Giang thúc đẩy liên kết vùng

    Hải Dương, Quảng Ninh và Bắc Giang thúc đẩy liên kết vùng

    09:02, 19/10/2023

  • Lang thang Suối Mỡ - Bắc Giang

    Lang thang Suối Mỡ - Bắc Giang

    03:00, 18/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lục Nam (Bắc Giang): Phát triển sản phẩm OCOP từ thế mạnh chủ lực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO