Kinh tế Ukraine dự báo tăng trưởng nước này là 4,6%, nhờ công nghiệp quốc phòng, xây dựng, chế biến, giao thông và bán lẻ tăng trưởng tốt.
>>Nga đã “tấn công” kinh tế Ukraine như thế nào?
Nền kinh tế Ukraine ngày càng kiệt quệ vì chiến sự Nga - Ukraine; tổng sản phẩm quốc nội giảm 30%; lạm phát tăng vọt lên 26,6%; và nợ công đạt xấp xỉ 78% GDP vào cuối năm 2022.
Đến giữa năm 2023, nợ công nước này tăng lên 125 tỷ USD, chủ yếu nợ nước ngoài, các khoản vay song phương từ Mỹ, EU phục vụ ngành công nghiệp quốc phòng, lương thực, thuốc men,… Tất cả đều đài thọ cho chiến tranh.
Chi phí quân sự, an sinh xã hội ngày càng tăng, trong khi mọi nguồn thu từ nền kinh tế đều giảm, đòi hỏi dự trữ ngoại tệ khổng lồ để trả nợ, đẩy Ukraine đến bờ vực vỡ nợ, mất khả năng thanh toán khoản vay đến hạn.
Lệnh hoãn thanh toán cho các chủ trái phiếu nước ngoài tư nhân sẽ kết thúc vào ngày 1/8 tới đây, và đó chính là ngưỡng vỡ nợ ở quốc gia này. Tờ Economics cho hay, Kiev đã đề xuất một thỏa thuận giảm nợ của nước này xuống 60% giá trị hiện tại.
Từ sau ngày 24/2/2022 đến nay, chính phủ ông Zelensky đã nhận được khoảng 200 tỷ USD viện trợ từ đồng minh, cũng như từ nhiều quốc gia trung lập. Tính đến nay, riêng Mỹ đã chi cho quốc gia Đông Âu 161 tỷ USD. Canada và 9 quốc gia châu Âu như Đức, Anh, Hà Lan, Ba Lan, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch,… đã “bơm” khoảng 80 tỷ Euro cho Kiev.
Tuy nhiên, đa phần lượng tiền mặt này không được chuyển thẳng đến Ukraine. Như phương pháp viện trợ của Mỹ, họ cấp tiền cho nhiều công ty sản xuất vũ khí, sau đó “sản phẩm” được gửi vào chiến trường Ukraine.
Sở dĩ gói viện trợ ngày càng tăng là bởi Ukraine ngày càng “khát” vũ khí hiện đại như chiến đấu cơ F16. Ví dụ, giá xuất xưởng mỗi chiếc F16 khoảng 80 triệu USD, mỗi giờ bay chiến đấu tiêu tốn khoảng 40 USD tiền nhiên liệu, chưa kể trang bị vũ khí.
Các hệ thống ATACMS tầm trung và xa đã có mặt tại Ukraine từ cuối năm ngoái, nhưng phiên bản mới có thể tăng tầm bắn gấp đôi lên 300km. Mỗi cú khai hỏa ATACMS tiêu tốn ít nhất 1 triệu USD.
>>“Phép màu” nào giúp kinh tế Ukraine chưa sụp đổ?
Nửa đầu năm 2024, Trung Quốc là nước nhập khẩu hàng hóa Ukraine nhiều nhất, khi nhận lượng hàng hóa trị giá 4,2 tỷ USD. Đức, Ba Lan là những đối tác xuất khẩu lớn nhất vào Ukraine.
Theo số liệu từ Hải quan Ukraine, tổng kim ngạch thương mại của Ukraine trong giai đoạn này đạt 53,7 tỷ USD, bao gồm 33,2 tỷ USD nhập khẩu và 19,5 tỷ USD xuất khẩu. Thâm hụt cán cân thương mại lên tới 13,7 tỷ USD.
Chiến sự Nga - Ukraine chỉ xảy ra ở miền Đông đất nước, khoảng 1/3 lãnh thổ. Vùng Trung và phía Tây Ukraine, nơi tiếp giáp với nhiều quốc gia châu Âu vẫn giữ được nhịp độ sản xuất, kinh doanh, chứng kiến hơn 20.000 doanh nghiệp dịch chuyển về.
Khảo sát gần đây của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (Eurocham) cho thấy khoảng 74% doanh nghiệp Ukraine thiếu lao động, do nhiều người ra nước ngoài hoặc nhập ngũ.
Năm nay, dự báo kinh tế tăng trưởng nước này là 4,6%, ngành thép không còn là “át chủ bài”, thay vào đó là công nghiệp quốc phòng, xây dựng, chế biến, giao thông và bán lẻ tăng trưởng tốt.
Có thể bạn quan tâm