MỞ CỬA DU LỊCH: Chính sách thị thực chưa thực sự "mở"

Diendandoanhnghiep.vn Theo đại diện doanh nghiệp du lịch, việc xin cấp thị thực vẫn rất khó khăn, đặc biệt với khách lẻ trong việc xin e-visa. Đây là rào cản lớn khiến Việt Nam giảm hấp dẫn với các quốc gia khác.

>> MỞ CỬA DU LỊCH: Sớm phục hồi và phát triển

Từ 15/3/2022, ngoài việc miễn thị thực đơn phương cho công dân 13 quốc gia, song phương với 88 quốc gia và vùng lãnh thổ, thì thị thực điện tử (e-visa) cũng được Việt Nam chính thức được cấp lại sau 2 năm tạm dừng do Covid-19.

Công dân của 80 quốc gia đến Việt Nam, không phân biệt mục đích như du lịch, đầu tư thương mại, thăm thân, lao động, kết hôn,... và lưu trú không quá 30 ngày, đều có thể xin cấp thị thực điện tử (e-visa).

Tuy nhiên, một số công ty du lịch cho hay, việc xin cấp thị thực vẫn rất khó khăn, đặc biệt với khách lẻ trong việc xin e-visa.

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Chủ tịch HĐQT Công ty lữ hành quốc tế Vietnam TravelMart, cho hay, tuy chúng ta đã công bố mở cửa hoàn toàn, nhưng điểm nghẽn hiện nay vẫn là thị thực, nhất là với khách lẻ. Không phải khách cứ nộp đơn xin thị thực là được ngay, nhiều trường hợp phải có bảo lãnh. Trong khi đó, một số doanh nghiệp không có dịch vụ này nên khách phải "tự bơi”. 

một số công ty du lịch cho hay, việc xin cấp thị thực vẫn rất khó khăn, đặc biệt với khách lẻ trong việc xin e-visa.

Một số công ty du lịch cho hay, việc xin cấp thị thực vẫn rất khó khăn, đặc biệt với khách lẻ trong việc xin e-visa.

Theo đại diện một doanh nghiệp du lịch, điều này là không hề dễ dàng. Nếu du khách tự xin e-visa mà không được sẽ mất luôn khoản phí 25 USD. Khách nào may thì xin được e-visa hoặc business visa (visa doanh nghiệp), hoặc thuộc nước được miễn visa, thời gian dưới 15 hay 30 ngày (tùy quốc tịch).

Với khách đoàn quốc tế, Việt Nam hiện nay chưa đón được đoàn đông do mùa du lịch quốc tế thường từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau. Do vậy, Giám đốc truyền thông một doanh nghiệp lữ hành lớn tại TP.HCM cho rằng chuyện xét visa có khó khăn hay không là chưa rõ ràng.

Tuy nhiên, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng phòng Pháp chế VCCI, đánh giá, chính sách cấp thị thực nhập cảnh của Việt Nam đang làm giảm tính cạnh tranh trực tiếp của du lịch Việt Nam so với các nước ASEAN.

Nếu phần lớn các nước trong khu vực đã áp dụng chính sách miễn thị thực cho khách quốc tế nhập cảnh từ 30 ngày, thì Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia Đông Nam Á vẫn yêu cầu xin thị thực đối với hầu hết khách du lịch. Thời gian áp dụng miễn thị thực rất ngắn, chỉ bằng 15-50% so với Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia...

Về e-visa, nhiều quốc gia có nền du lịch cạnh tranh như Thái Lan hay Singapore đã áp dụng với mức phí thấp, thủ tục công khai trên nền tảng điện tử. Trong khi đó, chi phí thị thực du lịch cấp khi nhập cảnh tại cửa khẩu của Việt Nam cao gần gấp đôi so với các nước khác như Campuchia, Lào hay Indonesia.

Chưa kể, các thông tin về xin cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam đều ít được tổng hợp công khai, rõ ràng trên bất kỳ một cổng thông tin điện tử chính thức, gây ra những hạn chế lớn về tính minh bạch và sự cởi mở, linh hoạt, thu hút của nền du lịch Việt Nam đối với khách quốc tế.

Tuy nhiên, Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, ngành du lịch Việt Nam vẫn đang sở hữu những lợi thế lớn bởi: “Chúng ta xuất phát điểm chậm hơn, nhưng lại có lợi thế của người đi sau”.

“Thái Lan đã có dấu hiệu của sự bão hòa bởi lượng khách tăng trưởng chậm, trong khi những quốc gia khác trong khu vực, bao gồm Việt Nam, lại nổi lên là điểm đến mới với những sản phẩm du lịch càng ngày càng hấp dẫn và liên tục được vinh danh trong top điểm đến mới do các bảng xếp hạng du lịch uy tín thế giới bình chọn”, Khánh nói.

>>MỞ CỬA DU LỊCH: Song song cả thị trường quốc tế và nội địa 

Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, ngành du lịch Việt Nam vẫn đang sở hữu những lợi thế lớn.

Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, ngành du lịch Việt Nam vẫn đang sở hữu những lợi thế lớn.

Tuy nhiên, dù là thách thức hay cơ hội thì du lịch Việt Nam cũng đang bước vào sự cạnh tranh sòng phẳng với các quốc gia, bởi đại dịch đã đưa ngành du lịch toàn thế giới về lại điểm xuất phát.

“Những quốc gia nào có sự chuẩn bị tốt thì sẽ tiến nhanh”, Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Nguyễn Trùng Khánh nhận định.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2022 tăng 41,4% so với tháng trước và gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung cả quý I năm nay, khách quốc tế đạt gần 91.000 lượt người, tăng 89,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến bằng đường hàng không tăng 165,2%. Điều này cũng kéo theo sự gia tăng 1,2% doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý I, doanh thu du lịch lữ hành quý I cũng tăng 1,9% so với cùng kỳ 2021 nhờ chính sách mở cửa.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết MỞ CỬA DU LỊCH: Chính sách thị thực chưa thực sự "mở" tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711650853 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711650853 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10