MỞ CỬA DU LỊCH: Nới lỏng nhưng không buông lỏng

Diendandoanhnghiep.vn Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, nới lỏng nhưng không buông lỏng, mở cửa an toàn, nới lỏng toàn bộ nhưng phải có dự phòng đồng bộ.

>>>[TRỰC TIẾP] Diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh 

Phát biểu tại phiên “Chính sách mở đường” tại Diễn đàn: “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh; Chuyên đề I: “Mở cửa du lịch linh hoạt - an toàn - hiệu quả” do VCCI chỉ đạo, Tổng Cục du lịch, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng 11/03/2022, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh, làm sao phải mở cửa thích ứng an toàn, kiểm soát dịch bệnh đảm bảo được sức khoẻ người dân và cả vấn đề an sinh.

Diễn đàn

Diễn đàn: “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh; Chuyên đề I: “Mở cửa du lịch linh hoạt - an toàn - hiệu quả” do VCCI chỉ đạo, Tổng Cục du lịch, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 11/03/2022.

Thay đổi quan điểm về phòng dịch

“”Ngành công nghiệp khói” sẽ chịu tác động nặng nề của giá xăng dầu, do đó phải tận dụng lợi thế của “ngành công nghiệp không khói” này”, PGS TS Trần Đắc Phu nhận định.

Theo ông Phu, phải có sự thống nhất lại về đường lây truyền, theo đó vẫn là lây theo giọt bắn, theo tiếp xúc gần, không thể nói virus bay từ nhà này sang nhà khác. Đây là căn cứ để xác định lây bệnh.

Về thời gian ủ bệnh, từ 2-7 ngày, phổ biến 4-5 ngày, nhưng có thể kéo dài tới 14 ngày. Do đó, PGS TS Trần Đắc Phu cho rằng thời gian cách ly có thể rút ngắn lại.

Thời điểm phát hiện bằng xét nghiệm RT-PCR mẫu dịch họng, khoảng 2-3 ngày trước khi khởi phát. Thường xuyên xuất hiện các biến chủng đáng quan ngại (VOC) gồm Alpha, Beta, Gamma, Delta, Omicron.

PGS

PGS GS TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Cũng theo nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, mọi người đều có thể bị nhiễm SARS-CoV-2. Tỷ lệ mắc bệnh không có triệu chứng cao khoảng 60% - 80%. Khác với SARS tất cả đều có biểu hiện nên nhanh chóng cách ly và giải quyết.

Đặc biệt phân tích về chủng Omicron, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, vi rút xâm nhập tế bào người nên lây lan nhanh đã lan ra hầu hết các nước có dịch, giảm hiệu lực bảo vệ của vắc xin. Việc tiêm mũi bổ sung tăng hiệu quả bảo vệ, triệu chứng nhẹ nhưng lây lan nhanh vì vậy có thể gây quá tải hệ thống y tế.

Do đó, phải có quan điểm không cản được dịch bệnh, chúng ta chỉ có thể làm lây lan chậm lại, giữ biểu hiện nhẹ để không quá tải hệ thống y tế và sớm đạt miễn dịch cộng đồng từ từ. “Chúng ta không lạm dụng đánh giá F1 và xét nghiệm. Trong du lịch cũng thế, quy định về F1 về thời gian tiếp xúc phải đúng, không thể 1 nhà bị cách ly cả phố”, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.

>>>MỞ CỬA DU LỊCH: Sớm phục hồi và phát triển

>>>MỞ CỬA DU LỊCH: Đòn bẩy quan trọng phục hồi kinh tế

Cần cơ chế phối hợp

Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, chúng ta có thể không công bố số ca nhiễm hàng ngày nhưng vẫn phải có yếu tố đánh giá, dự báo, thậm chí phân tích điểm có tính đại diện để nhận định tình hình bệnh phát triển mức độ như thế nào.

Cần

Thực tế, số ca mắc COVID-19 của cả nước ghi nhận là 4.059.262, chủ yếu trong nước, 63/63 tỉnh/thành phố có dịch. Bởi nhận định chủ yếu ca nhiễm là từ trong nước, do đó, ông Phu cho rằng khi nào có chủng mới từ nước ngoài vào cần đặc biệt chú ý.

Bên cạnh đó, dù dịch xảy ra trên phạm vi cả nước, 63/63 tỉnh, thành phố có dịch nhưng nguy cơ dịch, tỷ lệ mắc và tử vong và tỷ lệ tiêm khác nhau. Do đó có thể căn cứ để mở cửa du lịch khép kín theo từng địa phương.

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khẳng định: “Nới lỏng nhưng không buông lỏng. Chúng ta mở cửa an toàn, có mở cửa mới có khách du lịch. Nới lỏng toàn bộ nhưng phải có dự phòng đồng bộ”.

Về cách ly tập trung, cách ly tại nhà, ông Phu cho biết, người nhập cảnh cần được thực hiện thuận tiện. Hiện đang đề xuất có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 24 giờ không phải cách ly. Với F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc mắc COVID-19 khỏi bệnh trong vòng 3 tháng: đang đề xuất cho đi làm, thực hiện theo dõi và phòng bệnh). Với F0, cách ly 7 ngày, nếu ngày thứ 7 xét nghiệm âm tính hoặc 10 ngày, hiện đang đề xuất cho F0 là nhân viên y tế không triệu chứng đi làm tại cơ sở điều trị F0.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, bệnh tới đâu cách ly tới đó, không còn cách ly xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời khẳng định 5K là cần thiết, nhưng cần linh hoạt, các K bổ trợ cho nhau. Ví dụ trong du lịch, 5K ở ngoài trời, tại bảo tàng và nhà hàng sẽ thực hiện khác nhau.

Diễn đàn

Phiên “Chính sách mở đường” tại Diễn đàn: “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh; Chuyên đề I: “Mở cửa du lịch linh hoạt - an toàn - hiệu quả” do VCCI chỉ đạo, Tổng Cục du lịch, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 11/03/2022.

Theo nguyên Cục trưởng Cục Y tế, phải ứng dụng công nghệ thông tin để thông tin xuyên suốt giữa các tour, thông tin về ca bệnh, phòng dịch bệnh trong du lịch.

Riêng ngành du lịch, PGS.TS Trần Đắc Phu đánh giá, ngành du lịch có đặc điểm phức tạp vì liên quan tới nhiều nơi, nhiều tình huống, nhiều môi trường khác nhau (ngoài trời, phòng kín…). Đồng thời tiếp xúc nhiều nhóm người lạ khác nhau, liên quan tới nhiều ngành, nhiều đơn vị, nhiều địa phương.

Do đó, chính sách phòng bệnh đặc thù cũng cần áp dụng linh hoạt cho từng hoạt động. “Cần mở cửa đồng bộ nhưng phòng bệnh cũng phải đồng bộ. Chỉ đạo hướng dẫn đồng bộ nếu mỗi địa phương làm một kiểu du khách không biết thực hiện như thế nào. Bên cạnh đó, khuyến khích du lịch khép kín, theo nhóm”, nguyên Cục trưởng Cục Y tế khẳng định.

Trên cơ sở đó, ông Phu cho rằng, không phải áp dụng tất cả các K mọi lúc, mọi nơi, nhưng cần linh hoạt, xác định khi nào, K nào áp dụng được, K nào chủ đạo, K nào hỗ trợ.

Khẩu trang cần áp dụng tối đa có thể, khử khuẩn là quan trọng, khoảng cách tùy theo nhóm, theo đoàn, hạn chế tiếp xúc giữa các đoàn, các nhóm đồng thời khai báo y tế là vô cùng quan trọng để biết nguy cơ lây nhiễm ở đâu, giúp xử lý gọn.

Về cách xử lý, nguyên Cục trưởng Cục Y tế nhấn mạnh cần sự phối hợp giữa quản lý tour, địa phương, quản lý địa điểm du lịch, y tế, chính quyền địa phương. Không lạm dụng đánh giá F1, ccách ly theo quy định. Cùng với đó, cần có hướng dẫn chung toàn ngành, toàn quốc, tránh mỗi nơi làm một kiểu, truyền thông phổ biến cho khách nắm được quy định, biên soạn cẩm nang, tờ rơi hướng dẫn.

“"Dĩ bất biến ứng vạn biến", tuỳ theo tình hình xử lý linh hoạt và nới lỏng nhưng vẫn dự phòng đồng bộ, bỏ các biện pháp cách ly nhưng vẫn phải đánh giá rủi ro. Mong rằng trên cơ sở khoa học và thực tiễn này để thống nhất cách làm thông thoáng hơn. Chúng ta cũng mạnh dạn mở cửa ngày 15/3 tới đây”, PGS TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết MỞ CỬA DU LỊCH: Nới lỏng nhưng không buông lỏng tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713588699 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713588699 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10