Mở cửa trở lại nền kinh tế theo cách nào?

Trương Khắc Trà 17/04/2020 11:00

Mở cửa trở lại hay tiếp tục phong tỏa nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang bùng phát mạnh mẽ là vấn đề lớn nhất đối với hàng trăm quốc gia hiện nay.

Ngay cả Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể phải đánh đổi cả sinh mạng chính trị với quyết định này.

p/Một đối tác lớn đã đặt Công ty may 10 lô hàng 400 triệu khẩu trang, 2 triệu bộ đồ bảo hộ y tế trị giá trên 52 triệu USD

Một đối tác lớn đã đặt Công ty may 10 lô hàng 400 triệu khẩu trang, 2 triệu bộ đồ bảo hộ y tế trị giá trên 52 triệu USD

Nhìn từ thế giới

Ông Donald Trump thừa nhận, bản thân mình đang đứng trước lựa chọn mà ông gọi là khó khăn nhất cuộc đời, đó là thời điểm và cách thức mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ. Bởi vì, nếu nền kinh tế Mỹ tiếp tục bị phong tỏa, cả công xưởng thế giới ở Trung Quốc không thể tái khởi động như ban đầu; hàng chục nền kinh tế dựa vào xuất khẩu không có thị trường để tiêu thụ hàng hóa; hàng vạn doanh nghiệp “ngồi chơi xơi nước”… Đây sẽ là cái cớ để đảng Dân chủ tấn công ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới.

Nếu ông Trump mạo hiểm nối lại hoạt động kinh tế vào lúc này, thế giới sẽ trả giá bằng sinh mạng con người, chi phí y tế đôi lúc còn đắt đỏ hơn lợi ích kinh tế và ngày mở cửa trở lại còn kéo dài bất định.

Do Mỹ là ổ dịch lớn nhất thế giới, và mọi động tĩnh ở Mỹ đều ảnh hưởng sâu sắc đến phần còn lại của thế giới, nên việc tiếp tục giãn cách xã hội là lẽ đương nhiên.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia cũng có tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng hơn nhiều so với Việt Nam, nhưng lại không có biện pháp cách ly chặt chẽ như vậy. Chẳng hạn Nhật Bản có 8.626 ca nhiễm COVID-19 tính đến ngày 15/4, nhưng nền kinh tế nội địa vẫn hoạt động bình thường; Hàn Quốc, Hongkong… đều có dịch nặng hơn Việt Nam nhưng không đóng băng nền kinh tế.

Nên mở như thế nào?

Thực tế cho thấy, nếu cả thế giới còn dịch COVID-19, thì Việt Nam vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây dịch. Do đó, không thể cách ly toàn xã hội đến khi thế giới hết dịch. Hay nói cách khác, Việt Nam cần khởi động nền kinh tế nội địa và tận dụng cơ hội xuất khẩu trước khi mở cửa trở lại hoàn toàn nền kinh tế.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ vừa qua, Thủ tướng chỉ đạo cần giảm dần các biện pháp giãn cách xã hội một cách thận trọng, đồng bộ, có bước đi phù hợp với hoàn cảnh của mỗi tỉnh, thành phố, mỗi địa phương, để vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội.

Có thể bạn quan tâm

  • Tái khởi động nền kinh tế ứng phó dịch COVID-19

    Tái khởi động nền kinh tế ứng phó dịch COVID-19

    08:33, 16/04/2020

  • Thủ tướng: Phải có

    Thủ tướng: Phải có "mặt trận thứ hai" để tái khởi động nền kinh tế sau dịch COVID-19

    14:38, 13/04/2020

  • "Mở cửa" nước Mỹ: Người nói được, kẻ nói chưa...

    06:30, 17/04/2020

Việt Nam có 60 tỉnh, thành không có dịch COVID-19, doanh nghiệp những nơi này có thể hoạt động bình thường, thậm chí tăng tốc ở thị trường nội tỉnh, liên tỉnh để hỗ trợ cho 12 tỉnh thành khác tiếp tục cách ly.

Các chuyên gia cho rằng, để tái khởi động nền kinh tế một cách có hiệu quả, thì các Bộ, ngành có liên quan cần vào cuộc tích cực hơn nữa. Theo đó, Bộ Tài chính cần đẩy nhanh việc hiện thực hóa gói hỗ trợ tài khóa để hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt cần sớm trình Chính phủ để trình Quốc hội giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp.

Bộ Công thương cần bảo đảm đủ nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất trong nước, đặc biệt là sản xuất các mặt hàng thiết yếu và có lợi thế xuất khẩu trong mùa dịch, đồng thời có chính sách ưu đãi đối với các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn phản ánh chưa tiếp cận được gói 300.000 tỷ đồng. Do đó, NHNN cần xem xét cho vay tái cấp vốn để các ngân hàng tiếp tục giảm lãi vay cho doanh nghiệp. Đặc biệt, việc chứng minh thiệt hại do dịch và dòng tiền trả nợ rất khó khăn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, các quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ tín dụng cần nâng cao vai trò bảo lãnh của mình để hỗ trợ doanh nghiệp được vay vốn tín dụng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mở cửa trở lại nền kinh tế theo cách nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO