Mở nhà máy tại Việt Nam, Xiaomi đứng ở đâu?

Diendandoanhnghiep.vn Mới đây, giới công nghệ Việt Nam được dịp xôn xao trước thông tin Xiaomi đang bắt tay cùng với một đơn vị xây dựng nhà máy lắp ráp điện thoại tại TP Hải Phòng, dự kiến khánh thành trong tháng 6/2021.

Nếu thông tin trên là chính xác, như vậy, tại Việt Nam đang có 4 thương hiệu smartphone sở hữu các nhà máy sản xuất điện thoại quy mô lớn cùng hoạt động, gồm: cụm nhà máy Samsung, LG, VinSmart và Xiaomi. Ngoài ra, các xưởng lắp ráp của Foxconn (Đài Loan) cũng chiếm một phần không nhỏ trong ngành công nghiệp smartphone tại Việt Nam.

Khác với Samsung và LG - 2 đơn vị tập trung vào các dòng smartphone flagship, Xiaomi lại theo đuổi chiến lược giá phổ thông, chất lượng tốt, hướng tới số đông người dùng là lao động thu nhập thấp, học sinh, sinh viên,… để chiếm thị phần, cùng mục tiêu với VinSmart.

Xiaomi có kế hoạch mở nhà máy sản xuất tại Hải Phòng trong năm 2021.

Xiaomi có kế hoạch mở nhà máy sản xuất tại Hải Phòng trong năm 2021.

Ngay từ những ngày đầu thành lập năm 2010, "hạt gạo nhỏ" Xiaomi đến từ Trung Quốc đã kiên quyết cho rằng nguồn sống của mình sẽ nằm ở dịch vụ Internet - quảng cáo, phần mềm, nhạc…

"Chúng tôi không đơn thuần chỉ là một công ty chuyên về phần cứng. Chúng tôi là một công ty internet luôn luôn hướng tới sự sáng tạo", người sáng lập Lei Jun từng nhiều lần khẳng định trước truyền thông.

Để chắc chắn thêm rằng Xiaomi không phải là một công ty phần cứng, CEO Lei Jun còn nổi tiếng với cam kết: "Từ năm 2018, tổng lợi nhuận ròng mảng phần cứng của Xiaomi sẽ không vượt quá 5% mỗi năm. Nếu tỷ lệ lợi nhuận ròng vượt quá 5%, số lợi nhuận dư thừa này sẽ được Xiaomi hoàn trả tới người dùng."

Cách mà Xiaomi nói về mình đã luôn cho thấy, phần cứng và kiếm tiền từ phần cứng chưa bao giờ là mục tiêu của họ. Nói là làm, những thiết bị smartphone do Xiaomi sản xuất luôn có giá rẻ hơn rất nhiều so với đối thủ cùng cấu hình.

Để có giá thành sản phẩm rẻ hơn so với đối thủ, Xiaomi đã trực tiếp mở nhà máy sản xuất tại các thị trường chủ lực. Đơn cử, ngoài Trung Quốc, đến nay Xiaomi đang sở hữu 3 cơ sở sản xuất khác tại Ấn Độ và cho biết 99% sản lượng thiết bị tại các nhà máy này đều được dùng để cung cấp cho thị trường nước sở tại.

Nói về việc Xiaomi mở nhà máy tại Việt Nam, theo chuyên gia phân tích, cũng không nằm ngoài mục đích rút ngắn khoảng thời gian giao hàng và chi phí vận chuyển cho các sản phẩm của hãng phân phối tại Việt Nam. Thông thường các lô hàng của Xiaomi sẽ mất khoảng 6 tuần cho công đoạn này.

Bên cạnh đó, định hướng là một công ty internet sáng tạo, Xiaomi đã phát triển một hệ sinh thái xoay quanh điện thoại thông minh, bao gồm thiết bị ngoại vi di động, phần cứng thông minh và các sản phẩm xoay quanh phong cách sống của người dùng.

Có thể nói, đây là điểm giao giữa VinSmart và Xiaomi, bởi lẽ công ty công nghệ của Vingroup cũng đặt mục tiêu hướng tới xây dựng hệ sinh thái sản phẩm các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, tivi, thiết bị IoT (mạng lưới thiết bị kết nối Internet)…

Việc Xiaomi mở nhà máy tại Hải Phòng được giới phân tích nhận định sẽ giải quyết phần nào các rào cản thuế nhập khẩu, vốn là nguyên nhân chính ngăn cản các sản phẩm thiết bị tiêu dùng khác của Xiaomi mở bán tại Việt Nam.

Theo BVSC, quy mô lớn thị trường thiết bị gia dụng Việt Nam đạt xấp xỉ khoảng 2,4 tỷ USD. Theo đó, lĩnh vực này sẽ là mảng cạnh tranh duy nhất giữa VinSmart và Xiaomi khi hãng công nghệ Trung Quốc quyết định mở nhà máy tại Việt Nam.

Tuy nhiên, thị trường smarthome và các thiết bị điện tử ngoại vi thông minh của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn sơ khởi. VinSmart có lợi thế sân nhà, nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng Việt Nam, trong khi Xiaomi lại có lợi thế về công nghệ và kinh nghiệm đi trước - cơ hội đang chia đều cho cả hai.

Trong diễn biến mới nhất, Foxconn - đối tác của Apple - đã đầu tư mở rộng nhà máy ở các khu vực Bắc Ninh, Bắc Giang. Việc này nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào các nhà máy tại Trung Quốc, vốn là tâm điểm trong cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ.

Luxshare, đối tác Trung Quốc sản xuất Airpods cho Apple, cũng có ý định mở nhà máy tại Việt Nam.

Nếu Xiaomi mở nhà máy lắp ráp điện thoại tại Việt Nam sẽ trở thành hãng smartphone Trung Quốc đầu tiên xây nhà xưởng tại đây. Việc này cũng sẽ khiến Xiaomi trở thành thương hiệu quốc tế thứ hai lắp ráp smartphone tại Việt Nam tại thời điểm hiện tại, ngoài Samsung.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mở nhà máy tại Việt Nam, Xiaomi đứng ở đâu? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714189647 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714189647 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10