“Mở”, “phanh”, “hãm” khiến doanh nghiệp nhà nước khó phát triển

Diendandoanhnghiep.vn Việc “mở”, “phanh”, “hãm” sẽ khiến cho DNNN hoạt động trong một không gian không được tròn trịa và toàn vẹn.

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN

TS. Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chia sẻ tại Hội thảo khoa học “Vai trò của kinh tế Nhà nước trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng" do Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đồng tổ chức, ngày 13/4.

TS. Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

TS. Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Theo quan sát của TS. Phan Đức Hiếu, DNNN có hai vai trò chính. Thứ nhất, thuần tuý là kinh tế, tức là hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ hai, giao cho DNNN nhiệm vụ chính trị, như bình ổn giá, vĩ mô hay được dùng như một công cụ để can thiệp vào nền kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, TS. Phan Đức Hiếu cho rằng hai vai trò này không được tách bạch một cách rõ ràng. Cho nên, khi làm chính sách đã dẫn đến câu chuyện phải tư duy theo cách nửa kinh tế, nửa công cụ quản lý của nhà nước. Điều này có nghĩa không được mở hoàn toàn.

Với thị trường thị mở “một chút”, nhưng khi có nhiệm vụ chính trị thì lại “phanh” một chút. Chúng ta cứ “mở”, “phanh”, “hãm”, tức là DNNN thực hiện một nhiệm vụ đơn thuần là kinh tế thì cũng bị ràng buộc bởi quy định như một công cụ can thiệp chính sách của nhà nước.

“Như vậy, DNNN hoạt động trong một không gian không được tròn trịa và toàn vẹn. Do đó, tôi đề nghị phải có sự tách bạch rõ ràng giữa vai trò thuần tuý là kinh tế của DNNN, và vai trò như một công cụ để nhà nước sử dụng can thiệp vào nền kinh tế”, TS. Phan Đức Hiếu nói.

Với kinh nghiệm của TS. Phan Đức Hiếu, hai cách quản lý này phải rất khác nhau. Còn nếu không tách bạch thì DNNN rất khó phát triển. Đơn cử, nếu tách bạch thuần tuý là kinh tế thì sẽ không có chuyện quản lý như hiện nay, đó là cách quản lý số học là bảo toàn và phát triển vốn như Nghị định 69.

Do đó, cần có sự linh hoạt, linh động, môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng của DNNN. Thậm chí phải có những khung khổ để chấp nhận rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải có sự kỳ vọng về lợi nhuận. Như vậy, cái cần đối với DNNN là phải có một công cụ pháp lý hoàn toàn cạnh tranh và “rất” doanh nghiệp.

Còn việc giao cho DNNN những nhiệm vụ chính trị, theo TS. Phan Đức Hiếu lúc này cần có sự đa dạng về mặt cơ chế. Nếu giao một nguồn ngân sách thì phải cho DNNN hạch toán và lỗ. đặc biệt là phải sử dụng các công cụ thị trường, như bình ổn giá thì phải sử dụng thị trường để cho cả DNNN và doanh nghiệp tư nhân tham gia.

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực DNNN

>>Tháo "nút thắt" về cơ chế, chính sách cho DNNN

Toàn cảnh hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo.

Do đó, TS. Phan Đức Hiếu đề nghị cơ chế này cần phải được thống nhất về mặt lý luận và tư tưởng, và nếu có thể được thì cần tách bạch hai vấn đề này. Đây là thời điểm rất quan trọng, vì thời gian tới sẽ có hàng loạt chính sách về DNNN sẽ được sửa đổi bổi sung. Nếu không tách bạch được hai điểm này thì sẽ rất khó khăn.

Chúng ta phải tách bạch được đúng vai trò chủ sở hữu và vai trò của doanh nghiệp hoạt động thuần tuý là kinh tế, vai trò của các bộ ngành trong giám sát doanh nghiệp, vai trò của Chính phủ trong việc đặt hàng, giao các nhiệm vụ chính trị sử dụng như một công cụ. Khi đó, DNNN mới có thể phát triển được.

Việc này cũng đã được xác định, nếu như còn tồn tại DNNN ngoài nhiệm vụ chính trị thì cũng phải nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động để hướng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là vấn đề then chốt trong việc xác định vai trò của DNNN trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Vẫn theo TS. Phan Đức Hiếu, khi đã xác định như vậy thì việc cơ cấu và sắp xếp lại DNNN hiện nay có hai vấn đề. Một là, nội dung DNNN đang nắm giữ phần vốn góp trong các doanh nghiệp dưới 50%. TS. Phan Đức Hiếu không nhìn thấy rõ mục tiêu của nhà nước khi sở hữu dưới 50% của các doanh nghiệp cổ phần hoá hiện nay.

Hai là, khi mục tiêu không rõ mà lại sở hữu một tỉ lệ vốn nhỏ hơn 50%, thì trên thực tế đây đang là một cản trở cho những doanh nghiệp cổ phần hoá. Ví dụ, tỉnh X ra kế hoạch bảo toàn và phát triển vốn trong DNNN đang còn sở hữu 30%. Như vậy, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn khi muốn tăng vốn điều lệ hoạt động. Các nhà đầu tư bên ngoài sẵn sàng tăng vốn vì họ có tiền, nhưng nếu tăng vốn thì nhà nước lại không có tiền tương ứng để nộp vào.

Lúc này sẽ xảy ra câu chuyện nếu nhà đầu tư tư nhân tăng vốn thì nhà nước bị giảm vốn. Theo khái niệm hiện nay có nghĩa là nhà nước mất vốn. Từ đó dẫn đến việc chính quyền tìm cách ngăn chặn. “Dẫn ra câu chuyện này, tôi mong muốn chúng ta phải quyết liệt và nhanh chóng thoái hết vốn nhà nước tại những doanh nghiệp mà nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ”, TS. Phan Đức Hiếu bày tỏ.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Mở”, “phanh”, “hãm” khiến doanh nghiệp nhà nước khó phát triển tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714294452 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714294452 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10