Trong thời gian tới, hợp tác giữa công đồng doanh nghiệp Việt Nam - Đức được kỳ vọng sẽ mở rộng trên các lĩnh vực mang lại giá trị cao.
>>>Đề xuất đổi mới hoạt động Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam
Trong buổi trao đổi với Phó đại sứ Đức Simon Kreye và Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI Nguyễn Quang Vinh, hai bên đã cùng thảo luận về việc đẩy mạnh hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước trong thời gian tới.
Phó Đại sứ Đức cho biết, sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, đây là thời điểm thích hợp để thúc đẩy hợp tác thương mại và kinh tế với các nước, trong đó có Việt Nam. Với nền tảng hợp tác bền chặt trong lĩnh vực kinh tế, Phó Đại sứ Đức cho biết, hai bên có nhiều tiềm năng để khai thác trong tương lai.
Hiện nay, nhiều công ty công nghệ cao của Đức đang đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Đức có thế mạnh về công nghệ cao. Trong khi đó, Việt Nam có nhu cầu đẩy mạnh hợp tác và đầu tư vào lĩnh vực công nghệ. Đây có thể là lĩnh vực trọng tâm tiềm năng thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước phát triển sâu rộng hơn.
Phó Đại sứ Đức cho biết thêm, hiện nay Đức đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng do tác động từ chiến sự Nga - Ukraine. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Đức thúc đẩy đầu tư để chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo. Đây sẽ là một quá trình lâu dài và Đức luôn sẵn sàng giúp đỡ cũng như chia sẻ kinh nghiệm với các nước đối tác như Việt Nam.
Đánh giá VCCI là đối tác rất quan trọng, Phó Đại sứ Đức cho biết, thời gian tới hai bên sẽ cùng phối hợp để tổ chức sự kiện nhân dịp Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và đoàn doanh nghiệp tháp tùng tới Việt Nam.
>>Nhà đầu tư Đức mong muốn hợp tác với doanh nghiệp địa phương
Chia sẻ với Phó Đại sứ Simon Kreye, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra, VCCI đã tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp tới Đức để tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư. Đức là đối tác quan trọng của Việt Nam cũng như với VCCI, có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, trong thời gian tới, hai bên có thể tăng cường khả năng hợp tác phát triển các ngành công nghiệp như vật liệu, cơ khí, chế biến, chế tạo, điện tử, hóa chất, dược phẩm...
Mặt khác, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, hiện nay các sản phẩm của Đức rất được ưa chuộng và ngày càng phổ biến tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, nhiều hặt hàng thực phẩm của Việt Nam cũng được bày bán trong các chợ của người Việt tại Đức. Phó Chủ tịch Nguyễn Quang Vinh cho rằng, hai bên có thể cùng làm việc để đưa các sản phẩm chất lượng cao thâm nhập sâu hơn vào thị trường.
Đồng tình với Phó Đại sứ Đức, Phó Chủ tịch VCCI cũng cho rằng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ và năng lượng sẽ là những lĩnh vực cần được thúc đẩy hợp tác hơn nữa trong tương lai. Với hệ thống doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp thành viên trải rộng trên khắp cả nước, Phó Chủ tịch VCCI khẳng định, VCCI luôn sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Đức, trong việc kết nối, tìm kiếm đối tác tại Việt Nam.
Hiện nay, có khoảng 350 công ty đã đầu tư vào Việt Nam, và các doanh nghiệp của Đức đã tập trung các hoạt động đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng từ sớm; và đang tiếp tục kết nối mở rộng hợp tác đầu tư, thương mại đến các tỉnh, thành khác tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Kiến tạo cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Uzbekistan
10:24, 08/02/2023
Đề xuất đổi mới hoạt động Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam
14:38, 07/02/2023
Bước đệm lan tỏa trái cây Việt Nam tại châu Âu
03:45, 06/02/2023
Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và UAE
11:27, 03/02/2023