Một lần nữa thiết bị cảnh báo sóng thần của Indonesia thất bại

Nguyễn Long 24/12/2018 02:18

Liên tiếp trong 2 tháng cuối năm 2018, thảm họa sóng thần liên tục giáng xuống người dân Indonesia gây thiệt hại nặng nề về người và của. Vậy tại sao người dân không nhận được thông báo?

Trận sóng thần tại Sunda đã khiến hơn 200 người thiệt mạng, gần 1000 người bị thương, số lượng vẫn còn tăng lên do nhiều vùng chưa có báo cáo.

Trận sóng thần tại Sunda đã khiến hơn 200 người thiệt mạng, gần 1000 người bị thương, số lượng vẫn còn tăng lên do nhiều vùng chưa có báo cáo.

Trận sóng thần mới nhất xảy ra vào ngày 22/12, sóng thần có độ cao 0,9 m tràn vào các bãi biển quanh Sunda ở Indonesia đã phá hủy hoàng trăm ngôi nhà, khiến hàng trăm người thiệt mạng và mất tích.  Theo các nhà địa chất học, núi lửa Anak Krakatoa đã phun trào gần 24 phút trước khi sóng thần xuất hiện. Nhiều khả năng đợt phun trào đã gây ra hiện tượng lở đất dưới đáy biển, kết hợp cùng thủy triều dâng trong đêm trăng tròn, gây nên sóng thần ngoài dự đoán.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nặng nề này. Thứ nhất, thường các đợt sóng thần xuất hiện sau các trận động đất ngoài khơi, khi phát hiện có động đất cơ quan chức năng sẽ phát đi cảnh báo sóng thần để người dân chú ý di tản. Tuy nhiên đợt này không có bất kỳ trận động đất nào diễn ra, dẫn đến không có bất kỳ thông báo hay cảnh báo nào cho người dân. Thứ hai, tốc độ của đợt sóng thần này quá nhanh và diễn ra trong đêm dẫn đến người dân không kịp sơ tán. Thứ ba, công nghệ cảnh báo sóng thần của Indonesia đang xuống cấp trầm trọng, đây là nguyên nhân chính khiến không chỉ đợt sóng thần này mà các đợt sóng thần trước đó diễn ra tại đây đều gây thiệt hại nặng nề về người và của.

Cảnh hoang tàn sau khi trận sóng thần đi qua.

Cảnh hoang tàn sau khi trận sóng thần đi qua.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhật Bản lại động đất mạnh 7,1 độ Richter, cảnh báo sóng thần

    00:00, 12/04/2011

  • Động đất tiếp tục giáng xuống Nhật Bản, sóng thần nhăm nhe đe dọa

    00:00, 28/03/2011

  • Việt Nam: Sau động đất, nguy cơ sóng thần rất cao

    00:00, 25/03/2011

  • Việt Nam chuẩn bị 25 kịch bản ứng phó với sóng thần

    00:00, 25/03/2011

  • Ninh Thuận từng có sóng thần cao 8m, chấn động 3,4 độ Richter

    00:00, 20/03/2011

Trước đó vào ngày 28/9, một cơn sóng thần lên đến 2m đã tấn công hòn đảo Sulawesi của Indonesia, khi đó nếu hệ thống cảnh báo sóng thần sớm được phát ra đã có rất nhiều sinh mạng được cứu, tuy hệ thống này lại đang bị đình trệ ở giai đoạn thử nghiệm trong nhiều năm qua.

Một hệ thống cảm biến đáy biển công nghệ cao, bao gồm sóng âm thanh dữ liệu và cáp quang đã được đề xuất thiết lập tại Indonesia sau trận động đất và sóng thần giết chết gần 250.000 người ở tỉnh Aceh nước này vào năm 2004.

Tuy nhiên, những trì hoãn trong việc huy động 1 tỷ rupiah (tương đương 69.000USD) để hoàn thành dự án đã khiến hệ thống này không được đi vào vận hành dù đã có một nguyên mẫu với 3 triệu USD từ Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ.

Adam Switzer, một chuyên gia về sóng thần tại Đài quan sát Trái đất Singapore, "Vấn đề nằm ở chỗ các mô hình cảnh báo mà Indonesia có hiện nay đang quá thô sơ", ông nói, "họ không tính đến nhiều thiên tai chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn. Họ sẽ không lường trước một vụ lở đất dưới biển với thiết bị như hiện nay".

Còn tại Việt Nam, với đặc điểm có đường biển trải dài từ bắc xuống nam, chúng ta cũng đã chú ý đến việc cảnh báo sóng thần. Điều này thể hiện ở việc ngay từ năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế về báo tin động đất và cảnh báo sóng thần trên phạm vi toàn quốc. Tiếp đó, ngày 04/9/2007, Chính phủ đã quyết định thành lập Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần Việt Nam - cơ quan duy nhất (cho đến nay) được giao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Với nỗ lực vượt bậc, chỉ trong thời gian ngắn, Trung tâm đã trở thành thành viên chính thức của hệ thống cảnh báo sóng thần khu vực và quốc tế.

Hiện tại, với đội ngũ cán bộ khoa học được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản, có trình độ chuyên sâu cùng các thiết bị, phương tiện được Nhà nước đầu tư, Trung tâm có thể xử lý, định vị tâm chấn của động đất một cách nhanh chóng, chính xác.

Điều đó đã được chứng minh khi năm 2011, sóng địa chấn của vụ động đất - sóng thần gây thảm họa lớn ở Nhật Bản đã được Trung tâm phát hiện, thu nhận chỉ sau 2 - 3 phút kể từ lúc xảy ra, với đầy đủ các thông số, như: độ lớn, tọa độ tâm chấn và độ sâu chấn tiêu,... Gần đây, một số trận động đất khác ở khu vực và trong nước đều được Trung tâm phát hiện và kịp thời thông báo cho các cơ quan chức năng, với sai số khoảng 0,1 so với thông số của Trung tâm cảnh báo động đất Hoa Kỳ.

Tuy vậy, so với trình độ ở khu vực và thế giới, hệ thống quan trắc, cảnh báo động đất - sóng thần của Việt Nam còn hạn chế, nhất là trong dự báo, phát hiện các cơn sóng thần từ xa. Vì thế, thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục đầu tư mở rộng và hiện đại hóa hệ thống cảnh báo sóng thần, cả ở Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, các trạm địa phương, trạm quan trắc mực nước biển ven bờ và mạng lưới báo tin - cảnh báo và ứng phó với động đất - sóng thần quốc gia, bảo đảm tính đồng bộ, vững chắc, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Một lần nữa thiết bị cảnh báo sóng thần của Indonesia thất bại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO