Một sản phẩm, hai mã áp, doanh nghiệp thiệt hại kép (Kỳ 3): Khách quan, minh bạch ở đâu?

Diendandoanhnghiep.vn Xoay quanh việc áp mã HS đối với sản phẩm “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9”, doanh nghiệp đã có nhiều giải trình, dẫn chứng,… thế nhưng, cơ quan Hải quan vẫn bảo lưu quan điểm.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, sau khi bị các cơ quan Hải quan “đột ngột” thay đổi việc áp mã HS đối với sản phẩm “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9”, Công ty CP thương mại Polvita (Công ty Polvita) đã có hàng loạt các giải trình, kiến nghị chi tiết về nguồn gốc sản phẩm, quy trình sản xuất,… tham khảo mã HS được áp đối với sản phẩm của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), Hải quan một số nước trong khối ASEAN để dẫn chứng, tuy nhiên, thay vì xem xét và đưa ra những luận cứ khách quan, minh bạch, các cơ quan Hải quan vẫn bảo lưu quan điểm theo hướng “một đường một ngựa”.

 Việc phân loại mã HS đối với sản phẩm “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9” đến bao giờ sẽ có hồi kết? Khi Tổng cục Hải quan vẫn chưa có động thái quyết liệt trong giải quyết những khó khăn, khúc mắc của doanh nghiệp.

Việc phân loại mã HS đối với sản phẩm “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9” đến bao giờ sẽ có hồi kết? Khi Tổng cục Hải quan vẫn chưa có động thái quyết liệt trong giải quyết những khó khăn, khúc mắc của doanh nghiệp.

Nhiều dấu hỏi về căn cứ…

Theo đó, việc nhập khẩu sản phẩm của Công ty Polvita được diễn ra từ năm 2010 cho tới nay, doanh nghiệp đã mở tổng cộng 78 tờ khai, nhập khẩu liên quan đến mặt hàng “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9” qua nhiều Chi cục Hải quan khác nhau tại Hà Nội và Hải Phòng, trong đó, cũng có 12 lần các Chi cục trực thuộc Cục Hải quan Hải Phòng và Cục Hải quan Hà Nội đã tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Hải quan, tất cả đều không có ý kiến về việc kê khai mã HS 2106.90. đối với sản phẩm này.

Vậy, căn cứ nào để các cơ quan Hải quan tiến hành thay đổi mã HS đối với sản phẩm “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9” là 1517.90.90.?

Trao đổi với PV, ông Thái Hồng Sơn – Giám đốc Công ty Polvita cho biết, về bản chất của mặt hàng “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9”, thành phần dầu cá có trong sản phẩm là dạng Ethyl Ester và không chứa Triglyceride, cụ thể: Dầu cá thô sau khi trải qua quá trình Ester hóa đầu tiên đã được tách, loại bỏ Glycerin, tách riêng Ethyl Ester và chỉ sử dụng Ethyl Ester (EE) trong quá trình sản xuất tiếp theo.

“Chưa kể, đối chiếu bản chất của mặt hàng khai báo với phân nhóm hàng hóa tại Chương 15 Danh mục mã HS 2018 thì Chương 15 không bao gồm axit béo, trong khi Ethyl Ester là một axit béo”, ông Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, tại một phán quyết phân loại của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), trong phiên họp thứ 60 vào tháng 10/2017, cũng đã nêu rõ: Tại mục số 4, sản phẩm dầu cá được sơ chế và xuất khẩu theo thùng được phân loại mã HS 1516.10. Tuy nhiên, tại mục số 11, cũng dầu cá đó sau khi được chế biến thành axit béo dưới dạng Ethyl Ester (được làm giàu axit béo Omega – 3 EPA và DHA) được phân loại mã 2106.90.

Đối thoại, có như… không?

Được biết, sau khi Diễn đàn Doanh nghiệp đăng tải những bài viết phản ánh về thực trạng tồn tại, chưa thỏa đáng trong việc áp thay đổi áp mã HS đối với sản phẩm “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9”, gây thiệt hại kép cho doanh nghiệp, ngày 01/10/2020, Tổng cục Hải quan đã mời doanh nghiệp lên tiến hành giải quyết khiếu nại.

Thế nhưng, tại biên bản đối thoại được lập vào hồi 9h00 ngày 01/10/2020 với các thành phần tham gia là đại diện Tổng cục Hải quan; Công ty Polvita (người khiếu nại); đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu; Cục Hải quan TP. Hà Nội (người bị khiếu nại), những đề nghị xem xét tồn tại chưa thỏa đáng đối với việc phân loại bản chất mặt hàng, thu hồi quyết định ấn hành thuế doanh nghiệp đưa ra vẫn chưa có lời giải.

Đáng nói, tại cuộc đối thoại này, doanh nghiệp tiếp tục đưa ra những luận cứ, dẫn chứng về việc phân loại sản phẩm “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9”, từ nhà sản xuất, chứng nhận xuất xứ mặt hàng…

Tuy nhiên, kết luận buổi đối thoại vẫn chỉ đi đến cái kết, các bên đều bảo lưu quan điểm, còn Tổng cục Hải quan ghi nhận, xem xét, trong khi, đây không phải là lần đầu tiên những khiếu nại được đưa ra giải quyết, bản thân Tổng cục Hải quan cũng đã có văn bản xác nhận để phân loại mã HS đối với sản phẩm “Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9” là 1517.90.90.

Việc phân loại mã HS là 1517.90.90 cho mặt hàng “Thực phẩm bổ sung Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9” là không chính xác, không phù hợp với bản chất của sản phẩm. Cụ thể, Công ty Polvita đã phân tích trong công văn số 01/2020/TCHQ ngày 30/3/2020 gửi Tổng cục Hải quan như sau:

Thứ nhất, về bản chất của mặt hàng khai báo “Thực phẩm bổ sung Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9”, Công ty Polvita khẳng định thành phần dầu cá có trong sản phẩm là dạng Ethyl Ester duy nhất và không chứa triglyceride.

Thứ hai, có thể thấy rõ Chương 15 không bao gồm axit béo. Ethyl Ester là một axits béo và chính vì vậy Công ty Polvita cho rằng việc phân loại mặt hàng khai báo này thuộc Chương 15 Danh mục mã HS 2018 cần phải được xem xét lại.

DĐDN sẽ tiếp tục thông tin!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Một sản phẩm, hai mã áp, doanh nghiệp thiệt hại kép (Kỳ 3): Khách quan, minh bạch ở đâu? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711713670 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711713670 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10