Nghị quyết 02/2022/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 ngay khi được ban hành đã tạo nên sức nóng cho cải cách.
>>Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ cải thiện môi trường kinh doanh
Theo ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc ban hành Nghị quyết 02/2022/NQ-CP thể hiện thông điệp quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, xác định đây là một trụ cột quan trọng của cải cách thế chế, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.
Thể hiện là các chỉ tiêu, giải pháp được thiết kế có tầm nhìn 5 năm cho cả nhiệm kỳ và một số nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022. Trong đó, có 8 chỉ tiêu rất cụ thể về năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển bền vững, năng lực đổi mới sáng tạo, chính phủ điện tử, quyền tài sản, hiệu quả logistics, năng lực cạnh tranh du lịch và an toàn an ninh mạng.
“Chúng tôi cho rằng, cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh phải đi vào thực chất. Thực chất theo nghĩa là vì phải tiệm cận các thông lệ quốc tế để đảm bảo yêu cầu cạnh tranh quốc tế và vì doanh nghiệp, người dân đang rất cần sự hỗ trợ, hậu thuẫn để phục hồi sau những tác động rất lớn của COVID-19 thời gian vừa qua”, ông Đông nhấn mạnh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương có các kế hoạch, hành động cụ thể để đảm bảo yêu cầu thực chất này.
Đặc biệt, các kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02/2022/NQ-CP phải gắn với kế hoạch thực hiện Nghị quyết 11/2022/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
>>Quảng Ninh: Kiên quyết cải thiện môi trường kinh doanh
Tuy nhiên, về phía các bộ, ngành, địa phương, theo báo cáo đến hết tháng 2/2022, vẫn còn một số bộ, ngành chưa ban hành chương trình, kế hoạch hành động.
Theo Thứ trưởng Đông, có thể nói, các bộ, ngành địa phương đều thể hiện quyết tâm, cam kết thực hiện các giải pháp để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng môi trường kinh doanh cần những cải cách thực chất, nghĩa là cần các kế hoạch thực hiện rất cụ thể với các giải pháp, nhiệm vụ rõ ràng. Chỉ khi đó, nghị quyết mới đi được vào cuộc sống.
“Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết 02/2022/NQ-CP là để thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương hành động cụ thể, đồng bộ. Một bộ, ngành hay một địa phương không thể cải thiện môi trường kinh doanh được, mà cần sự vào cuộc đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng, vì các vấn đề, nội dung cần cải cách liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương…”, ông Đông nói.
Chia sẻ về những khó khăn khi cải thiện môi trường kinh doanh, ông Đông cho rằng các nỗ lực cải cách thực chất sẽ có khó khăn nhất định. Khó khăn đến từ một số bộ, ngành, địa phương chưa triển khai quyết liệt hay ngại đổi mới.
“Nhưng tư tưởng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất rõ ràng, quyết liệt. Đó là đẩy mạnh cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh thông qua tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định pháp luật theo tinh thần là giảm tối đa thủ tục, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, người dân; tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương, gắn với cơ chế giám sát, kiểm tra có hiệu quả.
Chúng tôi cho rằng, sẽ có những lực cản, nhưng bộ máy phải tuân thủ chỉ đạo chung của Thủ tướng, của Chính phủ”, ông Đông nói.
Có thể bạn quan tâm
04:00, 07/03/2022
00:23, 28/02/2022
05:40, 12/02/2022
03:30, 10/02/2022