Một triệu héc ta lúa chất lượng cao: Cơ chế “kéo” doanh nghiệp vào chuỗi

Diendandoanhnghiep.vn Đề án phát triển 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL dự kiến sẽ được Bộ NN&PTNT trình Chính phủ thông qua vào đầu tháng 4/2023 và thực hiện từ năm 2024.

>>>Một triệu héc ta lúa chất lượng cao (kỳ IV): Hoàn thiện chuỗi sản xuất gạo Việt

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 12 địa phương vùng ĐBSCL (trừ tỉnh Bến Tre) đăng ký tham gia đề án với diện tích đến năm 2025 là 719.000 héc ta và đạt 1,015 triệu héc ta vào năm 2030. Trong đó, riêng năm 2024 dự kiến sẽ có trên 200.000 héc ta tham gia đề án.

Đề án phát triển 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL dự kiến sẽ được Bộ NN&PTNT trình Chính phủ thông qua vào đầu tháng 4/2023 và thực hiện từ năm 2024.

Đề án phát triển 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL dự kiến sẽ được Bộ NN&PTNT trình Chính phủ thông qua vào đầu tháng 4/2023 và thực hiện từ năm 2024.

Nhiều thách thức

Tuy nhiên, để hiện thực mục tiêu 200.000 héc ta trong năm đầu tiên là vấn đề còn nhiều thách thức. Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, một thực tế hiện nay là có rất ít doanh nghiệp xuất khẩu có gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, thậm chí nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rất mạnh, nhưng chỉ thu mua qua thương lái, không đơn vị nào có vùng nguyên liệu.

Do đó, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng việc doanh nghiệp xuất khẩu lớn đi mua lúa trôi nổi đã góp phần tạo ra sự bấp bênh cho thị trường, và sự cạnh tranh không lành mạnh với những doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam chia sẻ, đã có 1-2 doanh nghiệp Nhật Bản sang đặt vấn đề, nếu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng ý họ sẵn sàng triển khai khoảng 200.000 héc ta để sản xuất 1 triệu lít cồn làm xăng sinh học.

Bên cạnh đó, ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục trồng trọt thuộc Bộ NN&PTNT cho biết thêm, việc triển khai đề án trong năm 2024 có điều kiện thuận lợi, đó là chuyển diện tích của dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (vnSAT) sang với diện tích khoảng 184.000 héc ta đã triển khai tại 8 địa phương vùng ĐBSCL.

“Có 184.000 héc ta này, thì năm 2024 tối thiếu chúng ta phải làm 184.000 héc ta”, ông nhấn mạnh. Vấn đề như nêu ở trên, mục tiêu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đưa ra để triển khai đề án là phải đạt trên 200.000 héc ta ngay trong năm đầu tiên tức năm 2024.

Tuy nhiên, các địa phương phải rà soát xem hợp tác xã có còn đáp ứng đầy đủ năng lực hay không khi chuyển từ vnSAT sang. “Lúc triển khai vnSAT còn hợp tác xã, nhưng hiện nay chưa chắc hợp tác xã còn tồn tại”, ông Tùng nói và nhấn mạnh, điều này chắc chắn có xảy ra trong thực tế.

Ngoài ra, để triển khai được trên 200.000 héc ta vào năm 2024, Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương rà soát kỹ về cơ sở hạ tầng của vùng được chọn triển khai đã đáp ứng hay cần phải gia cố lại.

“Đặc biệt, như Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã đặt vấn đề, là có doanh nghiệp liên kết thu mua hay không? Cần phải kiểm tra thật kỹ để Bộ NN&PTNT có thể đưa ra phương án kêu gọi doanh nghiệp cùng thực hiện hoặc chuyển sang địa phương khác”, Phó cục trưởng Cục trồng trọt nhấn mạnh.

Đặc biệt, nhiều địa phương cho biết vẫn “lăn tăn” về chỉ tiêu cụ thể của mỗi địa phương. Nói như ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, địa phương đăng ký thực hiện đề án 60.000 héc ta vào năm 2025 và định hướng đạt 120.000 héc ta vào năm 2030. 

“Tuy nhiên, hiện chúng tôi vẫn chưa xác định được chỉ tiêu cụ thể sẽ tham gia vào đề án trong năm đầu tiên. Trong vụ đông xuân 2022-2023 này, Long An có 17 doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ lúa cho bà con nông dân với diện tích khoảng 15.000 héc ta”, ông Truyền cho biết.

Ở góc độ Chuyên gia, ông Animesh, Chuyên gia cao cấp về kinh tế nông nghiệp của Ngân hàng Thế giới (WB) tại trụ sở Mỹ cho rằng, bên cạnh thách thức về biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi sang sản xuất lúa chất lượng cao như đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đối mặt với hai thách thức lớn khác, bao gồm phải giải quyết bài toán thu nhập của người nông dân và phát triển thị trường.

Đối với thách thức về thu nhập, theo ông Animesh, lúa là loại cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhưng đáng tiếc việc sản xuất lúa chưa giúp mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Chuyên gia cao cấp của WB cho rằng sẽ không đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực, nếu không thay đổi được việc nâng cao thu nhập cho người nông dân.

>>>Một triệu héc ta lúa chất lượng cao (Kỳ III): Khẳng định vị thế gạo Việt

>>>Một triệu héc ta lúa chất lượng cao (kỳ II): Giải pháp "6 thông minh"

Nâng thu nhập nông dân - kéo doanh nghiệp vào chuỗi

Đề xuất giải pháp cho vấn đề này, ông Li Guo, Chuyên gia cao cấp về nông nghiệp của WB tại Việt Nam, đó là giảm chi phí đầu vào nhằm tăng lợi nhuận cho người nông.

riêng năm 2024 dự kiến sẽ có trên 200.000 héc ta tham gia đề án.

Trong năm 2024 - năm đầu tiên dự án đặt mục tiêu có trên 200.000 héc ta.

Với vấn đề thị trường ông Animesh gợi ý, Việt Nam cần đầu tư cho việc nghiên cứu nhu cầu thị trường và định vị thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường, “tức các bạn phải nghiên cứu ngay từ bây giờ thị trường trong tương lai có nhu cầu về giống lúa gì, họ muốn hạt gạo có hương vị thế nào?”, ông Animesh chia sẻ.

Theo Chuyên gia cao cấp về nông nghiệp của WB, việc Bộ NN&PTNT định hướng quảng bá ngành lúa gạo Việt Nam qua bộ phim về con đường lúa gạo cũng là cách tốt để định vị cho ngành lúa gạo Việt Nam trước đối thủ cạnh tranh.

“Điểm mạnh của Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới, cho nên, ngay bây giờ các bạn có tầm nhìn, chiến lược để xây dựng, định vị trên thị trường là đã đi trước các đối thủ cạnh tranh rồi”, ông Animesh nói.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH SXTM Phước Thành IV cho rằng, đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao tuy mới, nhưng mối liên kết sản xuất thì cũng tương tự như mô hình cánh đồng mẫu lớn hay mô hình cánh đồng lớn đã triển khai từ nhiều năm nay.

Để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi này, theo ông Thành, về phía địa phương, trước mắt phải mời doanh nghiệp có tiềm năng tham gia liên kết sản xuất để thu mua lúa cho bà con nông dân. “Tuy nhiên, quan trọng nhất là chính sách của Chính phủ hỗ trợ được gì cho bà con nông dân và doanh nghiệp”, ông nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, về chính sách, Bộ NN&PTNT phải có hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị, kho chứa hoặc khi tham gia thì hỗ trợ cho doanh nghiệp, người trồng lúa được những gì.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An thì cho rằng, doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, trong khi với mối liên kết này, thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm lo vấn đề vốn để thực hiện các khâu trong chuỗi, từ khi gieo sạ, đến bảo quản, chế biến và xuất khẩu. Do đó, Bộ NN&PTNT phải có cơ chế chính sách cụ thể để doanh nghiệp tiếp cận được, chứ không nói chung chung.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Một triệu héc ta lúa chất lượng cao: Cơ chế “kéo” doanh nghiệp vào chuỗi tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713509496 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713509496 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10