Mùa dịch COVID-19: Đừng để “sự kỳ thị” trở thành một căn bệnh!

Diendandoanhnghiep.vn Bị đàm tiếu, chửi mắng, xa lánh, thậm chí bị coi là “tội đồ” mang dịch bệnh về cho làng xóm, bạn bè đồng nghiệp... là những chia sẻ chung của nhiều trường hợp không may bị COVID-19.

Mới đây, dư luận cảm thấy nhói lòng, suy nghĩ lại khi một số học sinh lớp 12 THPT Kinh Bắc, Thuận Thành, Bắc Ninh từ trong khu điều trị bệnh: “Em bị nói tham tiền mới đi bê cỗ cưới thuê… Sau khi khỏi bệnh em không dám về làng..." Hoặc học sinh khác thì chia sẻ “lo cho bố mẹ ở nhà bị hàng xóm dị nghị”...

Người dân xã Mão Điền (Thuận Thành, Bắc Ninh) chờ lấy mẫu xét nghiệm ngay trong đêm khi phát hiện có ca mắc COVID-19

Người dân xã Mão Điền (Thuận Thành, Bắc Ninh) chờ lấy mẫu xét nghiệm ngay trong đêm khi phát hiện có ca mắc COVID-19

Có thể hiểu, những lo lắng của cộng đồng trong bối cảnh dịch bệnh là dễ hiểu. Tuy nhiên, không nên vì sợ hãi mà kỳ thị, quy tội cho người không may bị nhiễm bệnh. Cũng không nên để nỗi sợ hãi biến thành hành vi độc ác. Bởi các em mong nhận được sự thấu hiểu, chia sẻ nhiều hơn vì bản thân không muốn bị nhiễm bệnh, cũng không muốn mang dịch bệnh về làng.

Trong trường hợp này, các em cần phải được nhận được ánh nhìn cảm thông hơn là trách móc. Nói vậy bởi vì các em còn bé đã phải đi lao động, kiếm tiền giúp đỡ gia đình là rất đáng thương. Không nên vì hành động đi làm thêm của các em mà trì triết, nói các em tham tiền. Dù có đúng là các em tham tiền đi nữa thì trong hoàn cảnh này cái tham đó cũng không xấu.

Chúng ta thấy có một thực tế đáng buồn, việc vội vàng trách mắng những người vô tình dương tính với COVID-19 đến từ tâm lý sợ hãi của người dân. Tâm lý sợ hãi này không phải bây giờ mới có mà nó đang là căn bệnh và khi sợ hãi thái quá sẽ có những phản ứng, ứng xử lệch lạc, cực đoan. Và đây không phải là trường hợp đầu tiên “sự kỳ thị” trở thành “điểm nóng”.

Ảnh: Quốc Tuấn

Việc trách mắng những người không may bị COVID-19 đến từ tâm lý sợ hãi của người dân. Ảnh: Quốc Tuấn

Còn nhớ, ngay từ đầu đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba, cho đến lần thứ tư nhiều trường hợp nhiễm bệnh đã bị kỳ thị, soi mói đời tư, lan truyền thông tin sai trái, bịa đặt làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của người bệnh, người đang cách ly.

Cụ thể hơn, những vụ việc từng xảy ra từ đầu mùa dịch như việc từ chối tiếp nhận người đến từ vùng dịch Vĩnh Phúc, Hải Dương hay đến ngay cả các y, bác sĩ làm công tác chống dịch như Bệnh viện Bạch Mai cũng bị kỳ thị, bị gọi là “con COVID-19”, bị coi là đối tượng nguy hiểm..., gây ra biết bao khó khăn cho người mắc bệnh cũng như cho công tác phòng, chống bệnh dịch.

Tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cũng kêu gọi "người dân không kỳ thị các trường hợp F0, F1, F2, F3 mà phải chia sẻ, hỗ trợ người cách ly. Không được để người dân trong khu cách ly thiếu thốn, thiếu sự quan tâm của chính quyền…v..v".

Câu chuyện này một lần nữa gây ra nhiều tranh cãi, bởi bệnh tật là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, sự dị nghị, kỳ thị sẽ là con dao hai lưỡi khiến cuộc chiến bệnh tật trở nên khó khăn hơn một khi người nhiễm bệnh hoặc các diện có nguy cơ lây bệnh vì ngại khai báo. 

Nói có sách, mách có chứng, xin dẫn một báo cáo cập nhật ngày 24/2 về tình hình dịch COVID-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). WHO đã nhấn mạnh tình trạng kỳ thị với một số cộng đồng cụ thể và sự trỗi dậy của những định kiến có hại.

“Sự kỳ thị có thể góp phần dẫn tới những vấn đề y tế nghiêm trọng hơn, tình trạng lây nhiễm tiếp tục diễn ra và những khó khăn trong việc kiểm soát các bệnh lây nhiễm trong một dịch bệnh… Sự kỳ thị có thể gây ra những hậu quả như: khiến nhiều người muốn che giấu bệnh để không bị kỳ thị; ngăn cản mọi người không sớm tìm đến các cơ sở y tế chữa trị; và không khuyến khích được họ thực hiện những hành vi lành mạnh bảo vệ bản thân và người khác”, báo cáo của WHO viết.

Theo đó, xin được nhắc lại một lần nữa, dù tâm lý sợ hãi đó không sai, chúng ta không lên án những hành động tự bảo vệ bản thân trước dịch bệnh. Thế nhưng cũng không thể vì sợ chết mà có những phản ứng thái quá, hay kỳ thị, miệt thị với cả những người không nhiễm bệnh hoặc vô tình mang mầm bệnh COVID-19. Đó là hành vi tiêu cực, đáng bị lên án, một thái độ thiếu nhân văn.

Có lẽ, chúng ta đã có tiêu chuẩn phòng bệnh, trị bệnh, thì cũng cần có những bộ tiêu chuẩn ứng xử của cộng đồng đối với những người sau khi hết bệnh trở về gia đình, địa phương, cộng đồng thì phải như thế nào.

Đừng để “sự kỳ thị” trở thành một căn bệnh, vì nó có thể sẽ làm tổn thương tất cả mọi người bằng cách tạo thêm sự sợ hãi hoặc tức giận, thay vì tập trung vào giải quyết vấn đề đang xảy ra.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mùa dịch COVID-19: Đừng để “sự kỳ thị” trở thành một căn bệnh! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711624965 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711624965 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10