Mua sắm trực tuyến "lên ngôi" mùa dịch COVDI-19

Hoài Anh 21/02/2020 01:00

Thời gian gần đây, mua sắm trực tuyến đang là giải pháp tốt nhất được lựa chọn trong mùa dịch COVID-19 do tâm lý lo ngại đến những nơi đông người...

Gia tăng nhu cầu

Mỗi ngày nhận 2 đến 3 đơn hàng từ dịch vụ giao hàng trực tuyến, chị Nguyễn Thị Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, hiện nay gia đình chị rất hạn chế đến những chỗ đông người. Thay vì mua sắm hàng hóa ở các điểm đông đúc, chị ưu tiên sử dụng phương thức mua sắm trực tuyến để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thị Mai (nhân viên văn phòng - Nam Từ Liêm) cho hay, lo ngại về dịch bệnh, thay vì ra ngoài ăn tại quán như trước đây, dân văn phòng chuyển sang gọi giao đồ ăn tận nơi.

Mua sắm trực tuyến “lên ngôi” trong mùa dịch

Mua sắm trực tuyến “lên ngôi” trong mùa dịch

Lo ngại đến những nơi đông người sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh, nhiều người tiêu dùng hiện đã lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Đại diện Cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm chia sẻ, do tâm lý lo ngại của người dân cùng với mưa rét liên tục trong những ngày qua, lượng hàng bán trong ngày của cửa hàng giảm đi rõ rệt, ước tính khoảng 30 - 40%. Tuy nhiên, đơn hàng từ bán online đã tăng lên đáng kể, từ 10 - 20 đơn/ngày, nay đã tăng lên 30 - 40 đơn/ngày.

Việc người tiêu dùng đẩy mạnh mua sắm trực tuyến đã giúp các hãng xe công nghệ có thêm nhiều đơn hàng mới. Bà Nguyễn Vân Chi - Giám đốc truyền thông GoViet thông tin, thống kê nhanh từ GoViet trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, từ ngày 17/1 đến ngày 2/2 (tức từ 23 tháng Chạp đến hết mùng 9 Tết), đã có tổng cộng gần 900.000 đơn hàng ẩm thực được đặt qua nền tảng GoFood, mang lại cho các đối tác nhà hàng doanh thu hàng chục tỷ đồng, tăng 120% so với Tết năm ngoái; trong đó, có đơn hàng đạt giá trị cao nhất là gần 3 triệu đồng.

Hiện nay, lượng đơn hàng ẩm thực đặt qua GoFood vẫn tiếp tục tăng lên, cho thấy người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng mua sắm trực tuyến thay vì đến tận nhà hàng, quán ăn như trước đây.

Siêu thị nhanh nhẹn chuyển đổi

Khảo sát thực tế trên thị trường mua sắm trực tuyến cho thấy, tất cả kênh mua sắm hiện nay đều dành vị trí ưu tiên hàng đầu để giới thiệu những sản phẩm thuộc ngành hàng dược phẩm, vệ sinh cá nhân, chăm sóc nhà cửa, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu...

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành giao thông giải

    Ngành giao thông giải "bài toán Corona" thế nào?

    05:00, 12/02/2020

  • Vingroup tài trợ 20 tỷ đồng cho các nghiên cứu chống COVID-19

    Vingroup tài trợ 20 tỷ đồng cho các nghiên cứu chống COVID-19

    12:43, 20/02/2020

  • Nhận diện thời cơ kinh tế từ COVID-19

    Nhận diện thời cơ kinh tế từ COVID-19

    11:00, 20/02/2020

Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các kênh siêu thị nhanh chóng nắm bắt xu hướng này để chuyển đổi theo xu hướng chung. Bà Nguyễn Thị Phương - Phó Tổng Giám đốc Central Retail (Đại diện siêu thị Big C và Go!) cho biết, nhằm tạo thuận lợi cho người dân mua sắm hàng hóa mà không cần trực tiếp đến siêu thị, Big C đang tăng cường hình thức thương mại điện tử, mua sắm online để người tiêu dùng có thể ngồi nhà vẫn nhận được lương thực, thực phẩm, đồ tiêu dùng hàng ngày khi có nhu cầu, không cần tích trữ khiến thực phẩm giảm mất sự tươi ngon.

Tương tự, hệ thống siêu thị Co.opmart cũng đang triển khai hoạt động mua sắm online. Giám đốc phụ trách siêu thị Co.opmart Hà Nội Nguyễn Thị Kim Dung cho biết, trước khi diễn ra dịch viêm phổi cấp, tỷ lệ bán qua kênh online tại Co.opmart đạt khoảng 5 - 10%, nhưng hiện tại lượng khách hàng mua online đang tăng mạnh. "Hiện, tất cả các sản phẩm bán tại siêu thị Co.opmart đều được "lên mạng". Từ đó, đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua sắm của người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mua sắm trực tuyến "lên ngôi" mùa dịch COVDI-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO