Mạng xã hội + mua sắm = sức mạnh tổng hợp. Đó là sự kết hợp hoàn hảo, nhưng chưa ai thực sự làm tốt điều đó.
>>Mua trước trả sau: Làn sóng mới trên thị trường thanh toán bán lẻ
Các công ty cung cấp dịch vụ “mua trước, trả sau” như Klarna, Affirm và Afterpay là nơi giúp người tiêu dùng sở hữu món đồ yêu thích ngay lập tức với chi phí được trả góp hằng tháng sau đó. Vài năm trở lại đây, những tùy chọn thanh toán mua trước trả sau này có mặt ở khá nhiều trên các trang bán lẻ trên mạng, nhưng giờ đây, các công ty cung cấp dịch vụ này cũng bắt đầu có nền tảng riêng để giúp người tiêu dùng khám phá các sản phẩm và giao dịch từ các đối tác thương hiệu.
Klarna, một trong những công ty lớn nhất mảng dịch vụ này, vừa nâng cấp trang web và ứng dụng của mình, thêm tính năng thương mại để thân thiện hơn với người dùng.
Klarna sản xuất các video khuyến khích mua sắm theo phong cách TikTok. Tính năng này đã được hãng Haus Labs của Lady Gaga, e.l.f. Cosmetics và những thương hiệu khác sử dụng. Hãng cũng ra mắt ứng dụng “Người sáng tạo” để các thương hiệu và những người có ảnh hưởng cộng tác trong các chiến dịch.
Klarna có 150 triệu người thanh toán theo hình thức mua trước - trả sau từ 450.000 đối tác bán lẻ của mình, nhưng hãng muốn thể hiện nhiều hơn là một tùy chọn thanh toán trên trang web của bên thứ ba - Klarna muốn trở thành một điểm đến. Một nền tảng mua sắm giống như một mạng xã hội.
Trong khi đó, những năm gần đây, những gã khổng lồ trên mạng xã hội lại đang làm điều ngược lại: mạng xã hội cố gắng có nhiều chức năng của các nền tảng mua sắm.
>>“Mua trước trả sau” - Tiện thì có tiện…
TikTok bắt đầu cho phép người bán trên Shopify thêm phần “mua sắm” vào trang của họ và tạo một “cửa hàng” nhỉ. Nền tảng cũng đang thử nghiệm tính năng mua sắm trực tiếp. Trong khi đó, Facebook ra mắt Instagram Shop, cho phép các doanh nghiệp thiết lập cửa hàng trên trang của họ để bán các sản phẩm được giới thiệu trong bài đăng.
NHƯ VẬY LÀ
Mạng xã hội + mua sắm = sức mạnh tổng hợp. Đó là sự kết hợp hoàn hảo, nhưng chưa ai thực sự làm tốt điều đó - ít nhất là ở Hoa Kỳ. Meta ngừng chương trình mua sắm thương mại trực tiếp của Facebook. Trước đó Instagram cũng loại bỏ chương trình thương mại liên kết vào tháng 8. Các tính năng mua sắm trên mạng xã hội là mô hình phổ biến trên các siêu ứng dụng châu Á như Alibaba và WeChat.
Mặc dù có rất nhiều hoài nghi về tương lai trước mắt của thương mại mạng xã hội, nhưng rõ ràng là tính năng này vẫn còn tiềm năng.
Báo cáo mới nhất của công ty tư vấn kinh doanh Grand View Research cho biết thị trường thương mại xã hội toàn cầu đạt 584,91 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 30,8% từ năm 2022 đến năm 2030.
"Thương mại mạng xã hội" được dự đoán sẽ phát triển nhanh gấp 3 lần so với thương mại điện tử truyền thống trong ba năm tới, vì vậy bất cứ ai tìm được công thức đều có thể nhận được cơ hội lớn, kể cả các công ty chuyên thanh toán như Klarna.
Có thể bạn quan tâm