Mục tiêu cuối cùng của dự án luật phải là "phòng chống tác hại của rượu, bia"

Nguyễn Việt thực hiện 23/05/2019 13:00

Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã gần như mất đi sự "tỉnh táo" so với dự thảo cũ, dường như không phục vụ cho mục tiêu phòng chống tác hại của rượu, bia

ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó Trưởng Ban Dân nguyện cho rằng, thiết kế được môi trường văn hóa, để mọi người phải biết rằng, khi mình vượt quá hành vi thì phạm lỗi.

Ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó Trưởng Ban Dân nguyện cho rằng, dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia phải thiết kế được môi trường văn hóa để mọi người phải biết rằng, khi vượt quá hành vi thì phạm lỗi. Ảnh: Nguyễn Việt

Đây là chia sẻ của ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó Trưởng Ban Dân nguyện bên hành lang Quốc hội về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

-Trước thực trạng quá nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do tài xế uống rượu bia, các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (PCTHCRB) với những điều khoản đủ mạnh. Tuy nhiên, so với những bản dự thảo ban đầu thì đến nay những điều luật đang “yếu” đi rất nhiều. Ông bình luận thế nào về vấn đề này?

Cái nhìn thấy được ngay là việc chuẩn bị cho dự án luật này vẫn chưa đạt chất lượng. Trong quá trình đưa ra thảo luận, lấy ý kiến ở các khu vực và các cấp khác nhau thì thấy rằng, một đạo luật mà không tạo dựng được sự đồng thuận, không đồng bộ với hệ thống pháp luật, hoặc có thể hướng tới mục tiêu khác thì sẽ không đạt được hiệu quả cao. 

Có thể bạn quan tâm

  • Tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam đứng đầu thế giới: Mừng hay lo?

    Tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam đứng đầu thế giới: Mừng hay lo?

    04:00, 14/05/2019

  • Cấm bán rượu bia trên internet: Không khả thi

    Cấm bán rượu bia trên internet: Không khả thi

    06:16, 16/04/2019

  • TP HCM muốn tăng thuế rượu bia: Chuyên gia nói gì?

    TP HCM muốn tăng thuế rượu bia: Chuyên gia nói gì?

    10:36, 06/04/2019

Mục tiêu khác ở đây cần được hiểu như thế nào, thưa ông?

Ví dụ, mục tiêu cấm tiếp cận với rượu, bia cách trường 100m thì không được bán, khi ra họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nhiều ý kiến thắc mắc, nếu những quán rượu có trước khi xây trường thì tính thế nào? Di chuyển quán rượu hay trường học? Khoảng cách 100m có ý nghĩa gì? Hay cấm bán rượu cho người dưới 15 tuổi thì ai là người kiểm soát người dưới 15 tuổi?

Tôi đã từng thẳng thắn với ban soạn thảo, nhìn nhận về tác hại, đánh giá tác hại và sự đóng góp của rượu, bia cần nhất là công bằng. Ví dụ, rượu, bia đóng góp cho ngân sách chỉ có 55.000 tỷ đồng, nhưng tác hại gây ra từ rượu, bia lại lên tới 65.000 tỷ đồng, tôi không hiểu con số này được thống kê như thế nào, ai thống kê? 

Ngoài ra, dự luật còn có những quy định trái với các luật khác như Luật Quảng cáo, trái với quan điểm của nhà nước về công nghiệp 4.0, đó là cấm bán rượu, bia trên Internet bằng cách viện ra lý do không quản lý được. Nhưng theo tôi, đó là câu chuyên khác, chúng ta phải hết sức cẩn thận khi đưa ra những quy kết, đánh giá và đưa vào những điều luật mà xã hội không chấp nhận thì dự án luật đó sẽ không đạt.

-Vậy, theo ông luật này cần chỉnh sửa theo hướng nào?

Đạo luật này phải thiết kế để phòng chống tác hại của rượu bia như đúng tên gọi của nó.  Chúng ta cũng không nên nói mọi thứ đều do rượu, bia gây ra, mà phải nhấn mạnh do những cá nhân sử dụng rượu, bia thiếu văn hóa, không tôn trọng quy tắc xã hội, không tôn trọng pháp luật và thậm chí không tôn trọng bản thân và gia đình sẽ là đối tượng cần nhắm tới.

-Xin cảm ơn ông !

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mục tiêu cuối cùng của dự án luật phải là "phòng chống tác hại của rượu, bia"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO