Thâm hụt thương mại giữa Mỹ với các đối tác kinh tế, thương mại của quốc gia này đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn, bất chấp các biện pháp bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thâm hụt thương mại tiếp tục tăng
Sau khi tăng 7,7% trong năm 2017, con số thâm hụt thương mại của Mỹ với các nền kinh tế lại tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm nay với tỷ lệ tương ứng.
Đặc biệt đáng thất vọng là trên thực tế, Mỹ không đạt được tiến bộ nào trong việc giảm con số thâm hụt này, bất chấp hàng loạt các biện pháp thuế quan cứng rắn được đưa ra gần đây, cụ thể là với Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Canada...
Thâm hụt thương mại của Mỹ với EU và Trung Quốc đã đạt 218 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2018, chiếm gần 64% tổng số thâm hụt thương mại của Mỹ. Mức thâm hụt này cao hơn 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái và với tốc độ gia tăng hàng năm, dự kiến con số này sẽ đạt nửa tỷ USD trong năm nay.
Có thể bạn quan tâm
06:10, 11/03/2018
11:39, 07/02/2018
06:30, 14/01/2018
13:07, 26/07/2017
14:07, 06/07/2018
15:22, 17/06/2018
04:30, 07/06/2018
04:20, 09/05/2018
Nhìn vào chi tiết của những con số này, người ta có thể thấy rõ thâm hụt thương mại của Mỹ với EU và Trung Quốc, gia tăng lần lượt ở mức 15% và 10% hàng năm, được thúc đẩy bởi sự thâm nhập mạnh mẽ của các công ty châu Âu và Trung Quốc vào thị trường Mỹ.
Với mức tăng trưởng kinh tế ước tính 2,5- 3,0% năm 2018, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ nước ngoài vào Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh mẽ hơn trong những tháng cuối năm nay.
Đây chính là yếu tố hấp dẫn đối với châu Âu và Trung Quốc. Với châu Âu, các doanh nghiệp xuất khẩu của Đức đang hướng tới việc tăng doanh số bán hàng tại Mỹ khi tăng trưởng kinh tế của EU đã chạm đỉnh và dự kiến sẽ chậm lại trong những tháng tới.
Trong khi đó, Trung Quốc có thể sẽ thực hiện các chính sách khác nhau để giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Chẳng hạn như Trung Quốc có thể tăng cường sử dụng sản lượng của mình để phục vụ thị trường trong nước đang mở rộng nhanh chóng. Họ cũng có thể đẩy mạnh đa dạng hóa những thị trường xuất khẩu, thay vì tập trung quá nhiều vào thị trường Mỹ.
Thách thức với Mỹ
Tình trạng không chiến tranh, không hòa bình trong quan hệ Mỹ - Trung là kết quả của rất nhiều giới hạn vô hình không thể hòa giải, nơi mà khái niệm “chiến lược cạnh tranh” của Mỹ phù hợp hơn những chiến lược của Trung Quốc như “quan hệ cường quốc”, “hợp tác đôi bên cùng có lợi"...
Giới chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh đó, điều quan trọng là Mỹ phải duy trì một nền kinh tế phát triển vững chắc với những bước đột phá trong sáng tạo công nghệ, với các khoản đầu tư vào nguồn nhân lực thông qua giáo dục, y tế và đào tạo nghề. Ngoài ra, Washington cũng phải giúp khoảng 95 triệu người Mỹ thất nghiệp trở thành lực lượng lao động hiệu quả.
Việc mở rộng chất và lượng của nguồn lao động sẽ gia tăng tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế, qua đó sẽ đáp ứng sự tăng trưởng bền vững của nhu cầu và sản lượng trong môi trường ổn định giá.
Tuy nhiên, giá dầu tăng cao - 13% trong tháng vừa qua - là mối đe dọa nghiêm trọng nhất trong việc kiểm soát lạm phát ở Mỹ. Và vấn đề quan trọng ở đây là liệu Nhà Trắng có thể nhanh chóng nhận được sự chấp thuận từ Saudi Arabia tăng thêm sản lượng khoảng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày để ổn định và giảm chi phí năng lượng hay không.