Mỹ đẩy mạnh nỗ lực phân phối vaccine Covid-19 ra toàn cầu

CẨM ANH 18/05/2021 14:05

Mới đây nhất, Tổng thống Mỹ cho biết quốc gia này chia sẻ thêm 20 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 với các nước khác vào cuối tháng 6.

Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ sẽ phân phối thêm 20 triệu liều vaccine Covid-19 ra toàn cầu

Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ sẽ phân phối thêm 20 triệu liều vaccine Covid-19 ra toàn cầu

Cụ thể, 20 triệu liều vaccine này sẽ bao gồm vaccine của Pfizer, Moderna và Johnson&Johnson, 3 loại vaccine duy nhất đã được cấp phép và đang được sử dụng rộng rãi ở Mỹ. Trước đó, Mỹ cũng đã cam kết chia sẻ 60 triệu liều vaccine AstraZeneca với các nước khác ngay sau khi loại vaccine này được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ thông qua mặc dù thời hạn cho quá trình rà soát độ an toàn chưa được hoàn tất.

Trong vòng 6 tuần tới, Mỹ sẽ chuyển 80 triệu liều vaccine cho các nước khác, khoảng 13% số lượng vaccine được sản xuất tại Mỹ. Số vaccine này nhiều hơn số vaccine được chia sẻ bởi Nga và Trung Quốc hiện nay. Tổng thống joe Biden khẳng định, “Mỹ sẽ chia sẻ số vaccine này nhằm chấm dứt dịch bệnh Covid-19 và không sử dụng vaccine nhằm đạt được ân huệ từ các nước khác. Mỹ sẽ phối hợp với Covax và các đối tác khác để đảm bảo vaccine được phân phối công bằng và theo các chỉ dẫn khoa học và dữ liệu y tế công cộng”.  

Trước đó, Tổng thống Biden từng thông báo sẽ hỗ trợ 2 tỷ USD cho sáng kiến vaccine toàn cầu Covax và chia sẻ hơn 4 triệu liều vaccine AztraZeneca cho Canada và Mexico. Giới quan sát dự đoán, bên cạnh Ấn Độ, các quốc gia khác thuộc khu vực Nam Á như Nepal là nước cần được ưu tiên cao nhất. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ muốn tập trung vào việc trợ giúp các nước láng giềng giáp biên giới với Mỹ và các nước ở Bắc Bán cầu.

Có thể thấy, sau khi sức ép ngày càng tăng về việc chia sẻ kho dự trữ vắc-xin ngừa Covid-19 với phần còn lại của thế giới, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã thực hiện những hành động bước đầu trong nỗ lực phân phối vaccine cho phần còn lại của thế giới. Các chuyên gia và những nhà ủng hộ y tế toàn cầu cho rằng, Mỹ có khả năng tặng vắc-xin cho các quốc gia khác mà không ảnh hưởng lớn tới việc tiêm chủng cho người dân.

Tom Hart, Giám đốc điều hành của Chiến dịch ONE cho biết, chỉ khi Mỹ và các quốc gia giàu có khác phát triển một chiến lược phối hợp để chia sẻ vaccine với những nước nghèo và đang phát triển càng sớm, thì cơ hội để ngăn chặn đại dịch Covid-19 sẽ càng nhanh chóng hơn. Cho đến thời điểm hiện tại, vaccine vẫn là công cụ hữu hiệu trong việc chống lại khả năng lây lan của virus SARS-CoV-2.

Mặc dù vậy, để tháo gỡ tình thế mất cân đối cung cầu vaccine hiện nay và củng cố hy vọng dập tắt đại dịch tại nhiều khu vực trên thế giới không chỉ cần tới vai trò tham gia của nước Mỹ mà còn nhiều nước khác nắm trong tay những tiến bộ, thành tựu về sản xuất vaccine.

Bên trong kho chứa vaccine Covid-19 Mới đây nhất, Tổng thống Mỹ cho biết quốc gia này chia sẻ thêm 20 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 với các nước khác vào cuối tháng 6.

Bên trong kho chứa vaccine Covid-19 của Moderna chuẩn bị được chuyển đến trung tâm phân phối McKesson, Mỹ. Ảnh: AFP

Trước tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, việc Mỹ chia sẻ nguồn vaccine Covid-19 là cơ hội để các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam có cơ hội tiếp cận nhằm tăng cường nguồn vaccine trong nước.

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực để tiếp cận với nhiều nguồn cung vaccine khác nhau. Trong số các nguồn vắc xin mà Việt Nam tiếp cận được cho đến thời điểm này, có 38,9 triệu liều vaccine được Chương trình COVAX Facility cam kết tài trợ miễn phí. Hiện Bộ Y tế tiếp tục đăng ký mua thêm khoảng 10 triệu liều vaccine của Chương trình này.

Gần đây nhất, Bộ Y tế đang đẩy mạnh nỗ lực đàm phán với hãng dược Pfizer. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhận được viện trợ của một số nước như mới đây, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định viện trợ không hoàn lại dây chuyền bảo quản lạnh vaccine và hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam trong bảo đảm nguồn cung vaccine cần thiết.

Nhưng trong bối cảnh nhiều quốc gia cũng đang đối mặt với khủng hoảng dịch bệnh Covid-19, nếu chậm trễ, Việt Nam sẽ đánh mất các hợp đồng mua bán vào tay các nước khác, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần tạo điều kiện cho các đơn vị trong nước có đủ tiêu chuẩn và năng lực tiếp cận nguồn vaccine cùng đồng hành, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để nhập khẩu về Việt Nam.

Đồng thời tiếp tục củng cố và đẩy nhanh việc sản xuất vaccine trong nước và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giãn cách xã hội để tránh thổi bùng dịch Covid-19 khi chưa đủ vaccine để tiêm chủng diện rộng trong cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

  • Quy trình tiêm vaccine COVID-19 tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất!

    Quy trình tiêm vaccine COVID-19 tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất!

    11:03, 18/05/2021

  • Vaccine Astrazeneca vẫn có hiệu quả với những biến thể mới được công bố

    Vaccine Astrazeneca vẫn có hiệu quả với những biến thể mới được công bố

    05:00, 18/05/2021

  • Vaccine nào có khả năng kháng lại biến thể B.1.617?

    Vaccine nào có khả năng kháng lại biến thể B.1.617?

    05:00, 18/05/2021

  • Thủ tướng: Mua vaccine phòng COVID-19 là trường hợp cấp bách, phải thực hiện ngay

    Thủ tướng: Mua vaccine phòng COVID-19 là trường hợp cấp bách, phải thực hiện ngay

    00:00, 18/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ đẩy mạnh nỗ lực phân phối vaccine Covid-19 ra toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO