Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Trước đó, Chính phủ Mỹ đã gia hạn thêm 14 ngày đối với một sắc lệnh được ban hành vào tháng 8/2020, yêu cầu ByteDance chuyển nhượng lợi ích trong các hoạt động của TikTok tại Mỹ.
Ngày 25/11, theo hồ sơ một tòa án liên bang, Chính phủ Mỹ đã cho phép ByteDance - công ty của Trung Quốc chủ sở hữu ứng dụng chia sẻ video TikTok - có thêm 7 ngày để bán ứng dụng này cho các nhà đầu tư Mỹ.
Theo quyết định trên, thời hạn mới sẽ là ngày 4/12 thay vì ngày 27/11.
Trước đó, Chính phủ Mỹ đã gia hạn thêm 14 ngày đối với một sắc lệnh được ban hành vào tháng 8/2020, yêu cầu ByteDance chuyển nhượng lợi ích trong các hoạt động của TikTok tại Mỹ.
Dưới yêu cầu từ Chính phủ Mỹ, ByteDance đã đàm phán trong nhiều tháng để hoàn tất thỏa thuận với Walmart Inc và
Oracle Corp nhằm chuyển nhượng tài sản của TikTok tại Mỹ thành một thực thể mới.
Chính phủ Mỹ đã nhiều lần cảnh báo sẽ cấm ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng của Trung Quốc này vì quan ngại về nguy cơ mất an toàn thông tin.
Theo sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump hồi giữa tháng 8, ByteDance sẽ phải bán ứng dụng này cho các nhà đầu tư Mỹ. Tuy nhiên, lệnh cấm này đang bị ByteDance kiện lên Tòa án phúc thẩm Mỹ.
Thông báo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết việc gia hạn này sẽ cho phép các biên liên quan và Uỷ ban Đầu tư nước ngoài của Mỹ (CFIUS) có thêm thời gian để giải quyết vụ việc này theo đúng tinh thần sắc lệnh của Tổng thống Trump.
Trước đó, trong một công báo liên bang ngày 12/11, Bộ Thương mại Mỹ cũng cho biết cơ quan này sẽ hoãn thi hành lệnh cấm TikTok do phán quyết hôm 30/10 của một thẩm phán liên bang.
Bộ Thương mại sẽ tuân thủ các nội dung của phán quyết này, đồng thời nêu rõ lệnh cấm sẽ không có hiệu lực cho tới khi xuất hiện diễn biến pháp lý tiếp theo.
Thẩm phán Wendy Beetlestone tại tòa án bang Pennsylvania hôm 30/10 đã ra phán quyết ngăn chặn Bộ Thương mại Mỹ cấm TikTok có các hoạt động tại Mỹ như lưu trữ dữ liệu, dịch vụ nội dung và các giao dịch kỹ thuật khác.
Thẩm phán Beetlestone nêu rõ lệnh cấm của Bộ Thương mại Mỹ sẽ dẫn đến việc đóng một ứng dụng hiện có khoảng 800 triệu người sử dụng trên toàn thế giới, trong đó hơn 100 triệu người ở Mỹ và ít nhất 50 triệu người trong số này sử dụng hằng ngày.